Vòng đàm phán Doha về các biện pháp chống trợ cấp và đối kháng.

19/07/2011 12:00 - 2147 lượt xem

Tác giả: Debashis Chakraborty,

Giáo sư về Kinh tế học,

Viện ngoại thương Ấn Độ, Niu Đê hi.

Email: debchakra@gmail.com.

Julien Chaisse,

Giáo sư, Khoa Luật,

Đại học Trung Hoa Hồng Kông.

Email: julien.chaisse@cuhk.edu.hk.

Animesh Kumar,

Nghiên cứu sinh, Trung tâm nghiên cứu WTO,

Viện ngoại thương Ấn Độ, Niu Đê hi.

Email: animesh012@gmail.com.

Giới thiệu:

Các điều khoản khác nhau về trợ cấp (trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp nội địa, trợ cấp sản xuất hay trợ cấp riêng biệt, giảm thuế) giúp các doanh nghiệp nội địa có được lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài đang được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Trong khi trợ cấp là một công cụ quan trọng nhằm theo đuổi các mục tiêu của chính sách thương mại nội địa và tái phân bổ, sự bóp méo gây ra bởi họ là một tình trạng phổ biến. (1)

Thật dễ hiểu, đàm phán thương mại đa phương đã cố gắng để giới hạn các trường hợp bóp méo thương mại gây ra từ các điều khoản trơ cấp công nghiệp từ khi thành lập GATT. Các bên ký kết GATT 1947 đã thông qua một danh sách các hình thức trợ cấp xuất khẩu bị cấm năm 1960, trước khi vòng đàm phán Tokyo đạt được một thỏa thuận đặc biệt cho trợ cấp. Trong vòng đàm phán Uruguay, Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng đã được thảo luận, và thuật ngữ trợ cấp được định nghĩa chi tiết ở Điều 1. (2) Hiệp định chia trợ cấp thành 3 loại dựa trên màu “đèn giao thông”, gọi là: (i) trợ cấp bị cấm; (ii) trợ cấp có thể đối kháng; và (iii) trợ cấp không thể đối kháng. (3) Trợ cấp bị cấm là trợ cấp “đèn đỏ” gây tổn hại cho thương mại. Trợ cấp không thể đối kháng là trợ cấp “đèn xanh” được áp dụng với những tham chiếu rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Hình thức trợ cấp này chỉ được áp dụng trong khoảng thời gian 5 năm đầu tiên sau khi gia nhập WTO, do các quốc gia đang phát triển lo ngại các nước phát triển lạm dụng sử dụng nó. Các nỗ lực hiện nay đang nhằm đưa hình thức này trở lại, bởi loại hình này rất quan trọng nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển. Cuối cùng, các trợ cấp có thể đối kháng – gọi là trợ cấp “đèn vàng” có thể bị kiện chỉ khi nó được xem như đã gây thiệt hại cho thương mại quốc tế. Hiệp định cũng chỉ rõ các biện pháp mà một quốc gia có thể được áp dụng (4)

Một vấn đề nhạy cảm trong vòng đàm phán Doha bao gồm các điều khoản về trợ cấp hàng thủy sản, (5) đem lại những tác động trái ngược tới hàng loạt những người nuôi trồng thủy sản ở các nước đang và kém phát triển. Liên Hợp quốc ước tính lĩnh vực thủy hải sản là lĩnh vực trực tiếp hay gián tiếp tác động tới cuộc sống của khoảng 500 triệu người trong thời gian gần đây (6) và con số này sẽ có thể tăng cao hơn. Gần 40% sản lượng thủy hải sản toàn cầu là phục vụ xuất khẩu, và khoảng 50% hoạt động thương mại quốc tế ở lĩnh vực này là từ xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển (7). Trợ cấp trong lĩnh vực thủy hải sản giảm bớt chi phí sản xuất, dẫn tới đầu tư quá nhiều vào ngành này và làm cạn kiệt nguồn cung, (8) đặc biệt là thiếu đi cơ chế quản lý hiệu quả. Khác với trợ cấp trực tiếp, các hình thức trợ cấp gián tiếp thông qua việc tiếp cận các hiệp định chuyển đổi đúng đắn cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Mặc dù các hiệp định tiếp cận thủy hải sản đem lại lợi ích kinh tế cho phía Nam nếu thực thi hiệu quả và các biện pháp thích hợp được đưa ra, (9) thì bằng chứng ngược lại lại là không đúng. (10) Ví dụ, một vài hiệp định về thủy hải sản của EU với các quốc gia Tây Phi có thể khiến cho nguồn cung bị khai thác quá mức, bởi vì hạn ngạch cho các tàu đánh bắt của EU không được quy định cụ thể. (11)

Dựa trên cơ sở đó, cần phải hiểu liệu các đàm phán đa phương về trợ cấp trong lĩnh vực thủy hải sản có đang giải quyết được các mối lo ngại của các thành viên WTO.

Bài nghiên cứu này bao gồm các nội dung sau. Đầu tiên, Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng được phân tích và các nguy cơ tiềm tàng từ sự diễn giải được thảo luận trong chương 2. Chương 3 xem xét các vi phạm thực tế của Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng từ các báo cáo/kết luân trong các vụ kiện của WTO. Xu hướng hiện nay trong đàm phán trợ cấp về thủy, hải sản và mối lo ngại cho các quốc gia đang phát triển được đề cập trong chương 4. Chương 5 đưa ra những kết luận.

GHI CHÚ:

(1) Renée Sharp và U. Rashid Sumaila, Quantification of U.S. Marine Fisheries Subsidies, 29(1) N. AM. J. FISHERIES MGMT. 18, 18-19 (2009); Anne Tallontire, Trade Issues Background Paper: The Impact of Subsidies on Trade in Fisheries Products 17 (Nghiên cứu chính sách – Tác động của tự do hóa tới thương mại liên quan tới thủ, hải sản ở các quốc gia đang phát triển, Dự án PR 26109, 2004); Peter Gooday, Fisheries Subsidies 14-15 (Báo cáo ABARE cho các quỹ nghiên cứu nguồn tài nguyên thủy, hải sản, Dự án 1833, 2002); OCEANA, Fisheries Subsidies: The Good, the Bad, and the Ugly 1 (2007), http://na.oceana.org/sites/default/files/o/fileadmin/oceana/uploads/dirty_fishing/cut_the_bait/2007_Subs_outreach_kit/Pauly_Report_Backgrounder_FINAL.pdf (last visited Feb. 27, 2011). Một ví dụ nổi bật của trợ cấp bóp méo thương mại là trợ cấp bông lục địa của chính phủ Hoa Kỳ cho các nông dân địa phương đã tạo ra nhiều hậu quả trái chiều. Các nỗ lực của người nông dân ở các nước đang phát triển đã bị phá hoại bởi những khoản trợ cấp đó. Vì thế, việc các thành viên WTO thực thi đầy đủ các điều khoản và thắt chặt các quy định về trợ cấp trong khuôn khổ WTO có thể ngăn chặn các thành viên khỏi các hậu quả từ các hình thức trợ cấp nguy hại đó. Tóm lại, ưu tiên hàng đầu của các quy định trợ cấp, nêu ra trong các hiệp định của WTO là cố gắng kiểm soát và cắt giảm các tác động bóp méo thương mại của trợ cấp.

(2) Để tìm hiểu rõ hơn về các bình luận, xem Luan Xinjie và Julien Chaisse, Why Will China Establish a Government-Sponsored Response Mechanism in Countervailing Games?, 10(2) J. WORLD INVESTMENT&TRADE 227, 229 (2009).

(3) Bởi vì trong định nghĩa về trợ cấp của Hiệp định bao gồm cả một số các ưu đãi đầu tư thường thấy, nhưng nó không chỉ rõ ra sự khác biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Vì thế, Hiệp định mặc dù giải quyết trực tiếp liên quan tới đầu tư nhưng không đưa ra được bất cứ sự không phù hợp nào giữa đầu tư nước ngoài và trong nước. Xem Julien Chaisse và Gugler Philippe, Foreign Investment Issues and WTO Law – Dealing with Fragmentation while Waiting for a Multilateral Framework, in ESSAYS ON THE FUTURE OF THE WORLD TRADE ORGANIZATION – POLICIES AND LEGAL ISSUES: VOL.1, at 135, 139-140 (Julien Chaisse & Tiziano Balmelli eds., 2008).

(4) Thuế đối kháng có thể áp dụng sau khi tiến hành điều tra của một thành viên mà dẫn tới sự tồn tại của (i) một trợ cấp có thể đối kháng được; (ii) gây thiệt hại cho nền sản xuất các sản phẩm tương tự nội địa; và (iii) một mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại.

(5) Marcos A. Orellana, Towards Sustainable Fisheries Access Agreements: Issues and Options at the World Trade Organization 1 (Ủy quyền bởi Chương trình môi trường Liên Hợp quốc (UNEP), Cơ quan thương mại và kinh tế (ETB), 2008).

(6) Ed Pikington, Saving Global Fish Stocks Would Cost 20 Million Jobs, Says UN, http://www.businessgreen.com/bg/news/1805526/saving-global-fish-stocks-cost-million-jobs-un (last visited Feb. 27, 2011).

(7) Caroline Dommen, Fish for Thought: Fisheries, International Trade and Sustainable Development 2 (Int’l Centre for Trade and Sustainable Dev. [ICTSD] & IUCN – Natural Resources, International Trade, and Sustainable Development Series No. 1, 1999).

(8) Samar K. Datta và Rahul Nilakantan, Evolving India’s Strategies for the Global Debate on Fisheries Subsidies, 4(12) THE BAY OF BENGAL NEWS 13, 13-14 (2007); UNITED NATIONS ENVIRONMENT PROGRAMME [UNEP], ANALYZING THE RESOURCE IMPACT OF FISHERIES SUBSIDIES: A MATRIX APPROACH, at 1 UNEP/ETB/2004/10 (2004); Stephen Mbithi Mwikya, Fisheries Access Agreements: Trade and Development Issues 1 (ICTSD, Natural Resources, International Trade and Sustainable Development Series Issue Paper No. 2, 2006); Ronald Steenblik và Gordon Munro, International Work on Fishing Subsidies – an Update (1999), available at http://www.oecd.org/dataoecd/3/16/1918004.pdf (last visited Feb. 27, 2011).

(9) Xem John Atta-Mills tgk., The Decline of a Regional Fishing Nation: The Case of Ghana and West Africa, 28(1) NAT. RESOURCES FORUM 13, 18-19 (2004).

(10) Xem Matteo Milazzo, Subsidies in World Fisheries: A Reexamination 41 (World Bank Technical Paper No. 406, Fisheries Series, 1998).

(11) Vlad M. Kaczynski và David L. Fluharty, European Policies in West Africa: Who Benefits from Fisheries Agreements?, 26(2) MARINE POL’Y 75, 78 (2002).

Quảng cáo sản phẩm