Ai có thể yêu cầu điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp?

09/12/2022 02:43 - 3 lượt xem

Một vụ kiện chống bán phá giá/chống trợ cấp ở EU có thể được bắt đầu bằng đơn yêu cầu của ngành sản xuất trong nước của EU hoặc từ Quyết định của chính Ủy ban Châu Âu (tự khởi xướng điều tra).   

 

Pháp luật EU quy đ ịnh đơn kiện (của đại diện ngành sản xuất nội địa) hoặc quyết định tự khởi xướng vụ kiện (của Ủy ban châu Âu) phải tập hợp đủ  những thông tin ban đầu chứng minh có việc bán phá giá/trợ cấp của hàng nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa.  

 

Trên thực  tế, hầu hết các vụ điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp ở EU đều xuất phát từ đơn yêu cầu của ngành sản xuất nội địa. Ủy ban châu Âu rất hiếm khi tự mình khởi xướng vụ điều tra.

  

Hộp -  Các thông tin cần có trong Hồ sơ yêu cầu chống bán phá giá/chống trợ cấp

 

  • Thông tin về chủ thể nộp đơn, Để đơn kiện hợp lệ, phải bảo đảm rằng các nhà sản xuất ủng hộ hồ sơ yêu cầu phải đáp ứng tính đại diện cho ngành, tức là phải (i) chiếm không dưới 50% tổng sản lượng sản phẩm tương tự (với sản phẩm bị điều tra) sản xuất bởi các nhà sản xuất có ý kiến về đơn kiện (ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện) và (ii) chiếm không dưới 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự (với sản phẩm bị điều tra) sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất trong nước EU (bao gồm cả những người phản đối, ủng hộ hoặc không có ý kiến gì). 

 

  • Mô tả đầy đủ về  sản phẩm bị cáo buộc là bán phá giá/trợ cấp, tên của nước hoặc các nước xuất khẩu hoặc xuất  xứ của những sản phẩm đó; danh tính của mỗi nhà xuất khẩu hoặc sản xuất nước ngoài được biết đến và danh sách các chủ thể nhập khẩu sản phẩm đó; thông tin mô tả sản phẩm tương tự được sản xuất trong EU

 

  • Thông tin về giá bán sản phẩm liên quan cho tiêu dùng tại thị trường nước (hoặc các nướ c) xuất khẩu hoặc xuất xứ (hoặc thông tin về giá bán của sản phẩm đó từ nước xuất khẩu hoặc xuất xứ sang một (các) nước thứ ba hoặc thông tin về giá tự tính toán) 

 

  • Thông tin về hiện tượng bán phá giá (bao gồm giá xuất khẩu sang EU, giá tại thị trường nội đ ịa nước xuất khẩu…) hoặc về hiện tượng trợ cấp (loại trợ cấp, trị giá phần trợ cấp);

 

  • Thông tin về thiệt hại và  mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bị bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong EU. 

  

  • Lợi ích công cộng: Để áp dụng biện pháp PVTM, Uỷ ban Châu Âu sẽ xem xét tác động của biện pháp tới các thành phần kinh tế trong EU, do vậy, Đơn kiện sẽ bao gồm các nội dung đánh giá tác động này.

 

Thự c tế

 

Hầu hết các  vụ kiện đã xảy ra đều xuất phát từ Đơn yêu cầu của ngành sản xuất nội địa. Ủy ban châu Âu rất hiếm khi tự khởi xướng điều tra một vụ việc mới nào mà chủ yếu là tự khởi xướng điều tra rà soát lại (trong các vụ việc đã điều tra và đã áp thuế).

 

Trên thực tế, trước khi chính thức nộp Đơn yêu cầu, ngành sản xuất nội địa EU thường tiến hành trao đổi, liên hệ (một cách không chính thức) với Ủy ban để cơ quan này tư vấn cho họ về những nội dung cần có, cần bổ sung trong Dự thảo Đơn kiện. Vì vậy, khi Đơn yêu cầu đã được điều chỉnh và chính thức nộp lên Ủy ban châu Âu, cơ quan này thường sẽ chấp nhận Đơn kiện và ra quyết định khởi xướng điều tra trong hầu hết các trường hợp.

 

Ngoài ra, ngay cả khi không có tư vấn trước đó, Ủy ban châu Âu vẫn có xu hướng chấp nhận Đơn kiện, khởi xướng điều tra và chỉ thực sự xem xét các yếu tố về phá giá/trợ cấp và thiệt hại gây ra sau đó (trong quá trình điều tra).

 

 u ý đối với doanh nghiệp

 

Do phần lớn các vụ điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp đều xuất phát từ Đơn yêu cầu điều tra của ngành sản xuất nội địa EU (ngành sản xuất ra sản phẩm tương tự với sản phẩm bị yêu cầu điều tra), các doanh nghiệp xuất khẩu khi kinh doanh trên thị trường EU cần lưu ý theo dõi các động thái của ngành sản xuất nội địa để phát hiện sớm các ý định khởi kiện để có hành động đối phó phù hợp và chuẩn bị sẵn sàng cho vụ kiện nếu không thể tránh khỏi.

 

Thông thường, khi số lượng xuất khẩu một mặt hàng nào đó sang EU tăng đột biến, giá xuất khẩu thấp trong khi ngành sản xuất nội địa EU gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh với hàng nhập khẩu thì các doanh nghiệp cần cảnh giác trước nguy cơ bị kiện. Nguy cơ sẽ đặc biệt lớn nếu trong  hoàn cảnh đó ngành sản xuất nội địa có những hành động nhằm hạn chế luồng hàng nhập khẩu như yêu cầu nhà chức trách kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, cáo buộc hàng nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh hoặc bán sản phẩm kém chất lượng hoặc những chiến dịch nói xấu hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

 

Trong giai đoạn ngành sản xuất EU nộp đơn yêu cầu, các doanh nghiệp sản xuất/ xuất khẩu Việt Nam có liên quan có thể liên hệ Cục PVTM để được hỗ  trợ tiếp cận thông tin của Đơn kiện (bản công khai) và nghiên cứu kỹ đơn kiện, xem xét tư cách khởi kiện của nguyên đơn, đưa ra các lập luận phản bác lại cáo buộc của nguyên đơn để cơ quan điều tra xem xét không khởi xướng điều tra hoặc nguyên đơn rút đơn kiện.

 

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI

Quảng cáo sản phẩm