Ảnh hưởng của “cơ chế liên minh” trong EU đối với việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại?

09/12/2022 02:53 - 5 lượt xem

Trong thương mại quốc tế, EU là một liên minh thuế quan thống nhất (như một quốc gia trong quan hệ thương mại với các quốc gia khác không phải thành viên EU). Vì vậy các quy định về biện pháp phòng vệ  thương mại và việc thực thi, áp dụng các biện pháp đó được thực hiện thống nhất và chung cho tất cả các nước thành viên EU. Điề u này có nghĩa là nếu EU điều tra và ra quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng X của nước A thì mặt hàng X sẽ phải chịu thuế này khi nhập khẩu vào  bất kỳ nước nào thuộc EU.

 

Lưu ý đối với doanh nghiệp:

 

  1. Điểm bất lợi: Lãnh thổ sẽ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại lớn hơn nhiều (bao gồm tất cả các nước trong liên minh). 

  

  1. Điểm có lợi: “Cơ chế liên minh” này của EU thể hiện cả trong quá trình ra quyết định áp thuế. Dù Ủy ban châu Âu đóng vai trò ra quyết định duy nhất, nhưng các nước thành viên đã duy trì quyền bác bỏ đề xuất áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Cụ thể là quy định đề xuất áp dụng biện pháp phòng vệ sẽ không được chấp nhận nếu đa số các nước bác bỏ đề xuất này. Trong khi đó, trên thực tế, mỗi nước thành viên lại có lợi ích khác nhau đối với việc nhập khẩu một mặt hàng nhất định, nên việc áp dụng các biện pháp PVTM ở EU thường gây tranh cãi và doanh nghiệp có thể tận dụng vận động các đối tượng, nước có cùng lợi ích để phản đối biện pháp phòng vệ, nếu có.

 

Bảng - Các nước thành viên EU tính đến tháng 12/2022

             

STT

Tên chính thức

Ngày gia nhập

Thủ đô

1

 Cộng hòa Áo 

1.1.1995

Wien

 2

 Cộng hòa Ba  Lan 

 1.5.2004 

 Warsaw 

 3

 Cộng hòa Bồ Đào Nha 

 1.1.1986 

 Lisbon 

 4

 Cộng hòa Bulgaria 

 1.1.2007 

 Sofia​​​​​​​ 

 5

 Cộng hòa Croatia​​​​​​​ 

 ​​​​​​​1.7.2013 

 Zagreb​​​​​​​ 

 6

 Cộng hòa Cyprus​​​​​​​ 

 ​​​​​​​1.5.2004 

 Nicosia​​​​​​​ 

 7

 Cộng hòa Estonia 

 ​​​​​​​1.5.2004 

 Tallinn​​​​​​​ 

 8

 Cộng hòa Hungary 

 ​​​​​​​1.5.2004 

 Budapest​​​​​​​ 

 9

 Cộng hòa Hy Lạp​​​​​​​ 

 ​​​​​​​1.1.1981 

 Athens​​​​​​​ 

 10

 Cộng hòa Ireland​​​​​​​ 

 ​​​​​​​1.1.1973 

 Dublin​​​​​​​ 

 11

 Cộng hòa Latvia​​​​​​​ 

 ​​​​​​​1.5.2004 

 Riga​​​​​​​ 

 12

 Cộng hòa Liên bang​​​​​​​ Đức 

 ​​​​​​​25.3.1957 

 Berlin​​​​​​​ 

 13

 Cộng hòa Litva​​​​​​​ 

 ​​​​​​​1.5.2004 

 Vilnius​​​​​​​ 

 14

 Cộng hòa Malta​​​​​​​ 

 ​​​​​​​1.5.2004 

 Valletta​​​​​​​ 

 15

 Cộng hòa Phần Lan​​​​​​​ 

 ​​​​​​​1.1.1995 

 Helsinki​​​​​​​ 

 16

 Cộng hòa Pháp​​​​​​​ 

 ​​​​​​​25.3.1957 

 Paris​​​​​​​ 

 17

 Cộng hòa Romania 

 ​​​​​​​1.1.2007 

 Bucharest​​​​​​​ 

 18

 Cộng hòa Séc​​​​​​​ 

 ​​​​​​​1.5.2004 

 Prague​​​​​​​ 

 19

 Cộng hòa Slovakia​​​​​​​ 

 ​​​​​​​1.5.2004 

 Bratislava​​​​​​​ 

 20

 Cộng hòa Slovenia​​​​​​​ 

 ​​​​​​​1.5.2004 

 Ljubljana​​​​​​​ 

 21

 Cộng hòa Ý   

 ​​​​​​​25.3.1957 

 Rome​​​​​​​ 

 22

 Đại công quốc Luxembourg 

 ​​​​​​​25.3.1957 

 Luxembourg 

 23

 Vương quốc Bỉ   

 ​​​​​​​25.3.1957 

 Bruxelles 

 24

 Vương quốc Đan Mạch​​​​​​​ 

 ​​​​​​​1.1.1973 

 Copenhagen 

 25

 Vương quốc Hà Lan

 ​​​​​​​25.3.1957 

 Amsterdam 

 26

 Vương quốc Tây Ban Nha 

 ​​​​​​​1.1.1986 

 Madrid​​​​​​​ 

 27

 Vương quốc Thụy Điển 

  ​​​​​​​1.1.1995 

 Stockholm 

.

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập -VCCI

 

Quảng cáo sản phẩm