Bình Luận

Mười năm áp dụng các biện pháp chống bán phá giá ở EU: mục tiêu kinh tế và chính trị.
Mười năm áp dụng các biện pháp chống bán phá giá ở EU: mục tiêu kinh tế và chính trị.

20/10/2013

Chống bán phá giá là trọng tâm của chính sách thương mại của EU. Việc sử dụng được biện minh là nhằm mục đích xóa bỏ phá giá bất lợi của các công ty nước ngoài và tái thiết lập các điều kiện thương mại “công bằng”. Việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu, gây ra các lo ngại về nguy cơ lạm dụng chủ nghĩa bảo hộ như các công cụ phòng vệ thương mại. Hầu hết các nhà kinh tế học đồng ý rằng chống bán phá giá có rất ít tác dụng tới thương mại “không công bằng”. Nhìn chung, các nghi ngại tăng cao về việc các ngành công nghiệp nội địa coi chống bán phá giá là một hình thức bảo hộ, và rằng luật pháp chống bán phá giá hiện tại của EU ủng hộ cho những nỗ lực đó. Bài báo này đưa ra một cái nhìn toàn diện về quá trình 10 năm sử dụng của luật chống bán phá giá tại EU. Bài phân tích sử dụng thông tin của 287 trường hợp chống bán phá giá khởi xướng từ năm 1998 tới 31 tháng 12 năm 2008.
Điều tra chống bán phá giá đối với Trung Quốc ở Châu Mỹ La tinh.
Điều tra chống bán phá giá đối với Trung Quốc ở Châu Mỹ La tinh.

20/10/2013

Trong quý III năm 2009, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các quốc gia thành viên đã khởi xướng 37 vụ điều tra chống bán phá giá mới, cao hơn khoảng 68% so với 22 trường hợp của quý trước, và xấp xỉ 43% cao hơn trung bình số các vụ điều tra mới từ quý I năm 2008. Việc tăng cường sử dụng luật chống bán phá giá trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu được coi là dấu hiệu của chủ nghĩa bảo hộ, và một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại là Trung Quốc.
Thuế chống bán phá giá trong Nông nghiệp: Hạn chế thương mại hay chệch hướng thương mại?
Thuế chống bán phá giá trong Nông nghiệp: Hạn chế thương mại hay chệch hướng thương mại?

20/10/2013

Trong bài viết này, chúng tôi phân tích liệu thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ trong nông nghiệp có hiệu quả trong việc hạn chế thương mại hay không. Đặc biệt, áp đặt thuế chống bán phá giá sẽ hạn chế nhập khẩu một số hàng hóa nhất định, hay liệu có sự chuyển hướng nguồn cung hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia liên quan trong vụ kiện chống bán phá giá sang các quốc gia không liên quan trong vụ kiện?
Xóa bỏ các biện pháp khắc phục thương mại trong WTO: Bài học từ các Hiệp định thương mại khu vực (RTA)
Xóa bỏ các biện pháp khắc phục thương mại trong WTO: Bài học từ các Hiệp định thương mại khu vực (RTA)

20/10/2013

Vấn đề khúc mắc hiện nay ở vòng đàm phán đa phương Doha của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thể hiện qua sự gia tăng của các hiệp định thương mại song phương và đa phương chấp thuận các đối xử ưu đãi với từng đối tác thương mại riêng rẽ (thường được hiểu là hiệp định ưu đãi, khu vực hay hiệp định thương mại tự do (RTA)), cũng như việc duy trì áp dụng những biện pháp gọi là “khắc phục thương mại” (chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ, với mục tiêu danh nghĩa là nhằm chống lại gian lận thương mại hay sự gia tăng ồ ạt hàng hóa nhập khẩu) như là một công cụ để bảo hộ nền công nghiệp nội địa. Tất cả những sự gia tăng này, đe dọa làm suy yếu những mục tiêu cơ bản của WTO, bao gồm nâng cao phúc lợi toàn cầu thông qua tự do hóa thương mại, trong khi xem xét tới những nhu cầu và mục tiêu cụ thể của từng thành viên WTO.
Hồi kết cho Zeroing (biện pháp quy về không)? Những suy nghĩ từ phán quyết mới nhất của Cơ quan Phúc thẩm
Hồi kết cho Zeroing (biện pháp quy về không)? Những suy nghĩ từ phán quyết mới nhất của Cơ quan Phúc thẩm

20/10/2013

Ngày 23 tháng 01 năm 2007, cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thông qua phán quyết của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm về vấn đề có lẽ là cuối cùng trong chuỗi danh sách dài các vụ tranh châp liên quan tới biện pháp gọi là “quy về không” trong thủ tục chống bán phá giá áp dụng bởi các thành viên WTO: Hoa Kỳ- Quy về không (Nhật Bản). Đây là một trong bốn tranh chấp liên quan tới quy về không, thông qua bởi DSB năm ngoái. Mặc dù quy về không có lẽ là một trong số những khía cạnh rắc rối nhất trong lĩnh vực kỹ thuật của luật chống bán phá giá (mà có thể giải thích thông qua sự khan hiếm các bình luận học thuật về nó), Hoa Kỳ - Quy về không (Nhật Bản) và những nghiên cứu cẩn thận trước đó tác động to lớn trong thực tiễn áp dụng chống bán phá giá của các thành viên và đưa ra những hàm ý cho ý nghĩa của các quy định trong Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 1994 của WTO (Hiệp định chống bán phá giá) và cho các đàm phán tiếp theo để thay đổi những quy định này.
Vấn đề chính trị trong gia công toàn bộ: Nghiên cứu quan hệ thương mại giữa EU với Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực xe đạp
Vấn đề chính trị trong gia công toàn bộ: Nghiên cứu quan hệ thương mại giữa EU với Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực xe đạp

01/03/2013

Trong suốt hai thập niên gần đây, tại Liên minh Châu Âu (EU) số lượng những nhà sản xuất thực hiện gia công một phần sản phẩm tại các quốc gia có thu nhập thấp đang gia tăng nhanh chóng. Cũng trong thời gian này, có không ít các doanh nghiệp tiếp tục duy trì chu trình sản xuất (gần như) toàn bộ sản phẩm trong EU.
Phân tích tình hình kiện chống bán phá giá mặt hàng dệt may trên thế giới 5 năm trở lại đây và những tác động đến Việt Nam
Phân tích tình hình kiện chống bán phá giá mặt hàng dệt may trên thế giới 5 năm trở lại đây và những tác động đến Việt Nam

17/07/2012

Trong 5 năm trở lại đây kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng nhưng đồng thời cũng gặp phải nhiều rào cản tại các thị trường nước ngoài, một trong những rào cản đó là các vụ kiện chống bán phá giá. Đây có lẽ là thời điểm thích hợp để cùng nhìn lại tình hình kiện chống bán phá giá mặt hàng dệt may của Việt Nam và trên thế giới để từ đó có những khuyến nghị cho thời gian tới.
Hoạt động chống bán phá giá đại diện cho một quốc gia thứ ba
Hoạt động chống bán phá giá đại diện cho một quốc gia thứ ba

01/03/2012

Bài viết đưa tới cái nhìn tổng quan về các nguyên tắc và thực tiễn áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đứng từ góc độ các quốc gia thứ ba trong khuôn khổ các quy định của WTO, và thảo luận về những cân nhắc kinh tế và chính trị đằng sau một thủ tục khác thường khi một nước thành viên WTO thực hiện đối với một ngành sản xuất nước ngoài.
8 9 10 11 12 13 14 15 16