Các quyết định trong vụ điều tra có thể bị khiếu kiện không?

08/12/2022 02:40 - 1 lượt xem

Các quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong vụ điều tra chống bán phá giá/ chống trợ cấp và các vấn đề liên quan trong vụ điều tra ở EU có thể bị xem xét lại theo 03 con đường:

  •  

-    Khiếu kiện ra tòa án của một nước thành viên EU (gọi là tòa án quốc gia): 
Đây là thủ tục tư pháp nội địa của từng nước thành viên EU (theo pháp luật tố tụng nội địa của nước đó); tuy nhiên nếu tòa án quốc gia thấy cần thiết phải có quyết định của Tòa án châu Âu (European Court of Justice ẸCJ) để giải thích pháp luật EU trong trường hợp này thì tòa quốc gia có thể đưa vấn đề ra Tòa án châu Âu. ECJ trong trường hợp này sẽ chỉ đưa ra ý kiến về việc áp dụng quy định của EU về chống bán phá giá/chống trợ cấp mà không đi sâu vào vụ việc (tòa án quốc gia sẽ hoàn tất việc này).


-    Khiếu kiện trực tiếp ra Tòa án sơ thẩm của châu Âu (Court of First Instance CFI): Đây là thủ tục tư pháp nội địa của EU


-    Yêu cầu giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO: Đây là thủ tục xử lý tranh chấp trong khuôn khổ WTO.

 

Tùy trường hợp, bên khiếu kiện có thể là các cơ quan có thẩm quyền (của EU hoặc của nước nhập khẩu) hoặc các bên liên quan trong vụ điều tra (nguyên đơn, bị đơn, bên liên quan khác) nếu cảm thấy không hài lòng/thỏa mãn với các quyết định liên quan.

 

Trên thực tế, EU là thị trường tương đối kiềm chế trong việc sử dụng các công cụ kiện phòng vệ thương mại như chống bán phá giá hay chống trợ cấp. Điều này được thể hiện không chỉ trong việc hạn chế các vụ khởi xướng điều tra mà còn trong các thủ tục chi tiết trong quá trình điều tra cũng như ra các quyết định áp dụng biện pháp tạm thời. Vì vậy, nhìn chung các vụ điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp ở EU ít bị khiếu kiện và nếu có thì tỷ lệ các vụ việc bị tuyên là vi phạm hoặc bị buộc bãi bỏ không nhiều.

 

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI

Quảng cáo sản phẩm