Giải quyết tranh chấp số DS221

24/06/2014 12:00 - 1899 lượt xem

Hoa Kỳ - Mục 129(c)(1) của Đạo luật về các Hiệp định Vòng đàm phán Uruguay (URAA)

Nguyên đơn

Canada

Bị đơn:

 

Các Các bên thứ ba:

Hoa Kỳ

 

Chi lê; EC; Nhật Bản

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)
 

Hiệp định SCM: Điều 10, 19.2, 19.4, 21.1, 32.1, 32.2, 32.3, 32.5; Hiệp định thành lập WTO: Điều XVI:4; DSU: Điều 3.1, 3.2, 3.7, 19.1, 21.1, 21.3, Hiệp định ADA (Điều VI  của GATT 1994): Điều 1, 9.3, 11.1, 18.1, 18.2, 18.3, 18.4; GATT 1994: Điều VI:2, VI, VI:3, VI:6

Ngày nhận được yêu cầu tham vấn

17/01/2001

Ngày lưu hành Báo cáo của Ban Hội thẩm

15/07/2002

Bản tóm tắt dưới đây được cập nhật đến ngày 24 tháng 02 năm 2010

Tham vấn

Ngày 17/01/2001, Canada yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ liên quan đến Mục 129(c)(1) của Đạo luật về các Hiệp định Vòng đàm phán Urugoay (“URAA”) và Tuyên bố về các Biện pháp Hành chính (SAA) đi kèm với URAA.

Theo Canada, hệ thống pháp luật hiện hành của Hoa Kỳ hạn chế nước này thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB trong trường hợp bị kết luận vi phạm Hiệp định ADA hay SCM trong một cuộc điều tra chống bán phá giá hay trợ cấp. Bởi vì theo pháp luật Hoa Kỳ, quyết định có áp thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng hay không được đưa ra sau khi hàng hoá đã được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng được nhập khẩu vào Hoa Kỳ trước ngày Hoa Kỳ thực hiện các phán quyết của DSB, thì các biện pháp này đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ phải bỏ qua phán quyết của DSB, ngay cả khi quyết định áp thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng được đưa ra sau ngày bắt đầu thực thi các phán quyết này. Trong những trường hợp như vậy, quyết định áp thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng của Hoa Kỳ sẽ vi phạm các nghĩa vụ của nước này theo Hiệp định ADA hoặc SCM.

Do đó, Canada cho rằng các biện pháp nói trên của Hoa Kỳ đã vi phạm Điều 21.3 của DSU, trong bối cảnh các Điều 3.1, 3.2, 3.7 và 21.1 của DSU; Điều VI của GATT 1994; Điều 10 và ghi chú 36, 19.2, 19.4; ghi chú 51, 21.1, 32.1, 32.2, 32.3, và 32.5 của Hiệp định SCM; các Điều 1, 9.3, 11.1, 18.1-4 và ghi chú 12 của Hiệp định ADA; và Điều XVI:4 của Hiệp định WTO.

Giai đoạn Hội thẩm

Tham vấn không thành công, do đó Canada yêu cầu DSB thành lập Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp vụ việc này. Tại cuộc họp của DSB ngày 23/08/2001, Ban Hội thẩm đã được thành lập. Chi lê, EC, Ấn Độ và Nhật Bản yêu cầu được tham gia vào vụ kiện với tư cách bên thứ ba. Ngày 30/10/2001, các thành viên Ban Hội thẩm được xác định.

Ngày 30/04/2002, chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo với DSB rằng họ không thể hoàn thành công việc trong thời hạn 6 tháng do tính chất phức tạp của vụ kiện. Ban Hội thẩm dự kiến ban hành báo cáo cuối cùng tới các bên vào cuối tháng 06/2002.

Ngày 15/07/2002, Báo cáo của Ban Hội thẩm được gửi tới tất cả các quốc gia thành viên, trong đó bác bỏ khiếu nại của Canada rằng Mục 129(C) (1) của URAA đã vi phạm các Điều VI:2, VI:3 và VI:6(a) của GATT 1994; các Điều 1, 9.3, 11.1 và 18.1 và 18.4 của Hiệp định ADA; Điều 10, 19.4, 21.1, 32.1 và 32.5 của Hiệp định SCM; và Điều XVI:4 của Hiệp định WTO. Do đó, Ban Hội thẩm không đưa ra khuyến nghị đối với DSB.
Ngày 30/08/2002, DSB thông qua Báo cáo của Ban Hội thẩm.
 

 

Quảng cáo sản phẩm