Hồi kết cho Zeroing (biện pháp quy về không)? Những suy nghĩ từ phán quyết mới nhất của Cơ quan Phúc thẩm

20/10/2013 12:00 - 3240 lượt xem

Tác giả: Tania Voon

Giới thiệu

Ngày 23 tháng 01 năm 2007, cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thông qua phán quyết của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm về vấn đề có lẽ là cuối cùng trong chuỗi danh sách dài các vụ tranh châp liên quan tới biện pháp gọi là “quy về không” trong thủ tục chống bán phá giá áp dụng bởi các thành viên WTO: Hoa Kỳ- Quy về không (Nhật Bản). Đây là một trong bốn tranh chấp liên quan tới quy về không, thông qua bởi DSB năm ngoái. Mặc dù quy về không có lẽ là một trong số những khía cạnh rắc rối nhất trong lĩnh vực kỹ thuật của luật chống bán phá giá (mà có thể giải thích thông qua sự khan hiếm các bình luận học thuật về nó), Hoa Kỳ - Quy về không (Nhật Bản) và những nghiên cứu cẩn thận trước đó tác động to lớn trong thực tiễn áp dụng chống bán phá giá của các thành viên và đưa ra những hàm ý cho ý nghĩa của các quy định trong Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 1994 của WTO (Hiệp định chống bán phá giá) và cho các đàm phán tiếp theo để thay đổi những quy định này. Ngoài ra, những trường hợp tranh chấp này còn đem lại cái nhìn tức khắc về cách hoạt động của hệ thống giải quyết tranh chấp, minh họa cách Cơ quan Phúc thẩm cải tiến cơ chế theo thời gian mà không trực tiếp gạt bỏ chính nó, một cuộc chiến trong im lặng để kiểm soát giữa các Quốc gia thành viên và Cơ quan Phúc thẩm, và thường là ầm ĩ hơn trong bất đồng giữa Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm.

“Phá giá” xuất hiện khi một sản phẩm của một quốc gia được “bán ở một quốc gia khác thấp hơn giá trị thương mại thông thường”. Đặc biệt, đó là khi mức giá xuất khẩu của các sản phẩm này thấp hơn mức giá trong nước (được bán ở chính thị trường nước xuất khẩu). Tùy theo sự phù hợp với những điều kiện chặt chẽ như được mô tả trong Hiệp định chống bán phá giá, Điều VI:2 của GATT 1994 cho phép các thành viên WTO áp thuế chống bán phá giá (thường dưới dạng tăng thuế nhập khẩu) để đối phó với các thiệt hại gây ra do phá giá từ các sản phẩm xuất khẩu nhất định của những thành viên khác, kể cả điều này có vi phạm điều khoản chủ yếu của đối xử tối huệ quốc và thường cả các thuế quan ràng buộc. Mặc dù nguyên nhân kinh tế để áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không rõ ràng (bởi vì nó chủ yếu bất lợi với người tiêu dùng và người tiêu dùng công nghiệp của các sản phẩm khẳng định có phá giá ở đất nước áp thuế), chúng vẫn là một phần có thể chấp nhận được trong WTO theo thỏa thuận giữa các thành viên tại cuối vòng đàm phán Uruguay.

Để xác định liệu một sản phẩm có bán phá giá và nếu có, biên độ phá giá ở mức nào, cơ quan điều tra ở nước nhập khẩu so sánh giá trị thông thường của giá hàng xuất khẩu. Quy về không có thể xuất hiện theo rất nhiều cách trong quá trình xác định phá giá. Theo Merit Janow (hiện nay là một thành viên của Cơ quan Phúc thẩm) và Robert Staiger đã chỉ ra “ rất khó để xác định chính thức giá trị kinh tế của quy về không, bởi vì chưa có một cách hiểu chính thức nào tại sao phá giá lại bị quy kết ngay lần đầu tiên.

Trong bài viết này, Đầu tiên tôi sẽ giải thích lĩnh vực trong đó luật pháp quy về không đã có tác động mạnh mẽ nhất, được gọi tên liên quan tới “mô hình quy về không” trong các vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên thực hiện theo Điều 5 của Hiệp định chống bán phá giá. Phương châm của các trường hợp về mô hình quy về không thể hiện những khó khăn vốn có trong văn bản giải thích một cách cẩn thận các văn bản đàm phán và tiềm năng cho Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm để can thiệp vào để quyết định vấn đề về mà các nhà đàm phán bản thân họ không thể đồng ý. Tiếp theo, tôi sẽ chuyển sang những khía cạnh ít được đề cập tới của quy về không như được sử dụng trong các điều tra ban đầu và các rà soát “định kỳ” sau đó để xác định lượng thuế chống bán phá giá phải trả đối với hàng hóa nhập khẩu nhất định và rà soát với “các người bán hàng mới” để xác định biên độ phá giá cho các nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất, những người không xuất khẩu sang các nước thành viên nhập khẩu trong suốt quá trình vụ kiện ban đầu được điều tra. Các diễn giải khác nhau trong các vụ tranh chấp tới nay về tính phù hợp với WTO của quy về không trong các trường hợp tranh chấp nhấn mạnh sự mơ hồ của các quy định liên quan và mối quan hệ năng động giữa Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm. Sau đó, tôi xem xét các hậu quả của việc cấm áp dụng quy về không để đánh giá xem thuế chống bán phá giá trong trường hợp được cho là đã thay đổi và trong rà soát cuối kỳ hay rà soát hoàng hôn sau khi thuế đã có hiệu lực được 5 năm. Những lý luận của Cơ quan Phúc thẩm trong mối quan hệ với những đánh giá này là ít hơn tỷ mỷ hơn nhiều nhưng cũng đều có vấn đề. Cuối cùng, tôi xem xét hai lĩnh vực còn lại trong đó quy về không có thể tồn tại theo Báo cáo mới nhất của Ban Hội thẩm: để xác định mục tiêu phá giá và trong mối quan hệ với xác định thiệt hại.

Quảng cáo sản phẩm