Sự khác nhau giữa các biện pháp phòng vệ thương mại ở EU?

09/12/2022 03:09 - 350 lượt xem

Các biện pháp phòng vệ thương mại là cách gọi chung của 03 loại biện pháp độc lập với nhau, bao gồm:

 

- Biện pháp chống bán phá giá;

- Biện pháp chống trợ cấp;

- Biện pháp tự vệ.

 

Ba nhóm biện pháp này có cùng tính chất là công cụ sử dụng để đối phó hợp pháp với luồng hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào EU. Hơn nữa, để áp dụng các biện pháp này, cơ quan điều tra cùng phải tiến hành quá trình điều tra khá dài để chứng minh sự tồn tại đầy đủ của các điều kiện để áp thuế - và các thủ tục trong quá trình điều tra này về cơ bản là giống nhau, do cùng một cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

 

Tuy nhiên, các biện pháp này có một số điểm khác biệt cơ bản, xuất phát từ tính chất của cạnh tranh liên quan và mục tiêu áp dụng của chúng:

 

- Biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp: Sử dụng để đối phó với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (bán phá giá, bán hàng được trợ cấp khiến cạnh tranh bị méo mó);

- Biện pháp tự vệ: Sử dụng để bảo vệ tạm thời ngành sản xuất nội địa trước nhập khẩu nước ngoài trong hoàn cảnh cạnh tranh lành mạnh.

 

Sự khác biệt về mục tiêu này dẫn tới những khác biệt về tính chất và điều kiện áp dụng các biện pháp phòng vệ:

 

- Điều kiện: Điều kiện về “thiệt hại” đối với ngành sản xuất nội địa của EU để áp dụng biện pháp tự vệ khắt khe hơn điều kiện áp dụng trong trường hợp chống bán phá giá, chống trợ cấp;

- Hệ quả: Do áp dụng trong hoàn cảnh cạnh tranh lành mạnh và nhà xuất khẩu nước ngoài không có lỗi nên khi áp dụng biện pháp tự vệ EU phải bồi thường cho nước xuất khẩu liên quan (bằng cách giảm thuế hoặc bồi thường tiền tương ứng với phần thiệt hại của nhà xuất khẩu nước ngoài do bị áp dụng biện pháp tự vệ); trong khi đó EU khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp không phải bồi thường gì cho nước xuất khẩu.

 

Hộp - So sánh các biện pháp phòng vệ thương mại tại EU

  

Yếu tố

Chống bán phá giá – Chống trợ cấp

Biện pháp tự vệ

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Không

Thiệt hại gây ra đối với ngành sản xuất nội địa của EU

Đáng kể

Nghiêm trọng

Hệ quả

Áp thuế bổ sung; hoặc

Cam kết về giá; hoặc

Cam kết ngừng trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu

Các biện pháp hạn chế nhập khẩu (hạn ngạch, dừng nhập khẩu tạm thời, tăng thuế…)

Phạm vi áp dụng

Áp dụng đối với các sản phẩm nhất định nhập khẩu từ các nước nhất định ngoài EU

Áp dụng đối với các sản phẩm nhất định nhập khẩu từ tất cả các nước ngoài EU

Bồi thường cho nước xuất khẩu

Không

Thời gian áp dụng

5 năm và được gia hạn nhiều lần

4 năm và được gia hạn (tối đa 10 năm đối với nước đang phát triển và 8 năm với nước phát triển)

 

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI

Quảng cáo sản phẩm