Tại sao doanh nghiệp cần tích cực tham gia vụ việc ngay từ ban đầu?

08/12/2022 09:24 - 2 lượt xem

Ngay từ khi có Đơn kiện (thậm chí từ trước khi có đơn kiện) và đặc biệt là sau khi có quyết định khởi xướng điều tra, các doanh nghiệp liên quan cần dành sự quan tâm đầy đủ đến việc tham gia vụ việc. Cụ thể, doanh nghiệp phải “tự giới thiệu mình” trước cơ quan điều tra và tích cực tham gia vào quá trình điều tra. Sự “hợp tác” này của doanh nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực, vật lực rất lớn. Đổi lại, những doanh nghiệp “hợp tác” sẽ có thể giảm thiểu thiệt hại trong các vụ việc. Lý do là:


-    Trong quá trình điều tra, đối với những doanh nghiệp nào không hợp tác (từ chối tham gia tố tụng hoặc cung cấp thông tin giả mạo), cơ quan điều tra sẽ sử dụng “thông tin sẵn có” để tính toán biên độ phá giá/trợ cấp cho doanh nghiệp đó. Những thông tin này, ngoài thông tin mà các cơ quan EU công khai (ví dụ các số liệu thống kê nhập khẩu), đa số sẽ là các thông tin do phía nguyên đơn (bên đi kiện) cung cấp. Những thông tin kiểu này, tất nhiên, không có lợi cho doanh nghiệp;
    
-    Một khi có quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp (tạm thời hoặc chính thức), tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng đó vào EU sẽ bị áp thuế, và mức thuế áp dụng cho doanh nghiệp hợp tác bao giờ cũng thấp hơn thuế áp dụng cho doanh nghiệp “không hợp tác” (lý do như trên);


Với những lợi ích và chi phí từ việc tham gia vụ việc, doanh nghiệp cần cân nhắc có tham gia hay không, và nếu tham gia thì phải tham gia càng sớm càng tốt. Khi cân nhắc, doanh nghiệp cần chú ý tính đến khối lượng và trị giá xuất khẩu của mình sang EU và tiềm năng xuất khẩu trong tương lai. Nếu EU là thị trường mũi nhọn của doanh nghiệp thì chi phí cho việc hợp tác cho vụ điều tra chắc chắn thấp hơn so với những lợi ích có được từ kết quả vụ kiện.

 

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI

Quảng cáo sản phẩm