Thiệt hại trong điều tra chống bán phá giá tại EU bao gồm những loại nào?
08/12/2022 01:23
Giống như các nguyên tắc của WTO, EU quy định 03 loại thiệt hại có thể được chấp nhận trong điều tra chống bán phá giá, bao gồm
- Thiệt hại thực tế đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu ; hoặc;
- Nguy cơ thiệt hại đáng kể đối với một ngành sản xuất nội địa; hoặc;
- Ngăn cản sự hình thành một ngành sản xuất trong nước.
Hộp - Thiệt hại đáng kể (material injury) ?
Mức độ nghiêm trọng của các thiệt hại được xem xét đến trong điều tra chống bán phá giá chỉ mang tính tương đối: thiệt hại đáng kể (khác với loại thiệt hại được xem xét trong điều tra áp dụng biện pháp tự vệ - safeguards: thiệt hại nghiêm trọng).
Tuy nhiên, cũng như các nước khác trong WTO, EU không định nghĩa thế nào là “thiệt hại đáng kể”, do đó Ủy ban châu Âu hầu như có quyền tự do trong việc xem xét vấn đề này. Trên thực tế, thiệt hại đáng kể hay không lại được xem xét thông qua các yếu tố về khối lượng nhập khẩu và mức độ phá giá trong vụ việc liên quan. |
(i) Các yếu tố cần xem xét khi xác định thiệt hại thực tế (actual injury)
Theo quy định của WTO, Ủy ban châu Âu khi xác định có tồn tại thiệt hại thực tế không cũng phải xem xét tất cả các yếu tố và chỉ số kinh tế có thể có tác động đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa của mình.
Cụ thể, liên quan đến vấn đề này cán bộ điều tra sẽ xem xét, phân tích mức độ suy giảm thực tế về:
- Giá trị và khối lượng bán hàng
- Lợi nhuận
- Sản lượng
- Thị phần
- Năng suất
- Lợi nhuận thu được từ đầu tư
- Tận dụng công suất
- Giá (Giảm giá hoặc ngăn chặn sự tăng giá)
- Độ lớn của biên độ phá giá và khả năng phục hồi từ trợ cấp trong quá khứ
- Chu chuyển tiền mặt
- Hàng tồn kho
- Công ăn việc làm
- Tiền lương
- Tăng trưởng
- Khả năng huy động vốn hoặc nguồn đầu tư
Với mỗi chỉ số kinh tế nói trên, thiệt hại (hay mức độ suy giảm của mỗi chỉ số) sẽ được xem xét theo nguyên tắc:
- Xem xét gắn liền với tình hình của thị trường Cộng đồng – chỉ giới hạn đối với sản phẩm tương tự được sản xuất tại Cộng đồng
- Xem xét tính chất của sản phẩm và cấu trúc thị trường trên khía cạnh các đối tượng tham gia.
Hộp - Danh mục các chỉ số kinh tế phải xem xét khi đánh giá thiệt hại mà WTO quy định
Hiệp định về chống bán phá giá của WTO không đưa ra một danh mục đầy đủ các yếu tố này nhưng có nêu một số yếu tố, chỉ số cơ bản bắt buộc phải xem xét như:
- Mức suy giảm thực tế và tiềm ẩn của doanh số, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất, tỷ lệ lãi đối với đầu tư, tỷ lệ năng lực được sử dụng, giá,...; - Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trong nước; - Các nhân tố ảnh hưởng xấu thực tế hoặc tiềm ẩn đối với quá trình chu chuyển tiền mặt, lượng lưu kho, công ăn việc làm, lương, tăng trưởng, khả năng huy động vốn, nguồn đầu tư...; - Độ lớn của biên độ bán phá giá;...
Cần lưu ý là theo qui định của WTO nếu chỉ có một hoặc một số yếu tố trên thì không nhất thiết dẫn tới kết luận cuối cùng về việc có thiệt hại hay không. |
(ii) Các yếu tố cần xem xét khi xác định đe dọa/nguy cơ thiệt hại (threat of injury)
EC khi xem xét về các nguy cơ thiệt hại cũng cân nhắc các chỉ số kinh tế như trong trường hợp thiệt hại thực tế, tuy nhiên khi đó sự cân nhắc hay phân tích được thực hiện ở mức “nguy cơ” chứ không phải thực tế.
Hộp - Danh mục các yếu tố xác định nguy cơ thiệt hại theo quy định của WTO
Hiệp định về chống bán phá giá của WTO không qui định đầy đủ các yếu tố mà cơ quan có thẩm quyền cần xem xét khi quyết định xem có tồn tại nguy cơ gây thiệt hại đáng kể hay không, nhưng có nêu ví dụ một số yếu tố điển hình sau đây:
- Tỷ lệ gia tăng đáng kể hàng nhập khẩu được bán phá giá vào nước nhập khẩu và đó là dấu hiệu cho thấy có nhiều khả năng hàng nhập khẩu sẽ gia tăng ở mức lớn;
Theo quy định, để đánh giá nguy cơ thiệt hại, cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu phải xem xét ít nhất là 4 yếu tố nói trên. Tuy nhiên không một yếu tố nào trong số này có tính quyết định; cơ quan điều tra phải xem xét chúng trong một tổng thể chung để đi đến kết luận về thiệt hại. |
(iii) Ngăn chặn sự hình thành của một ngành sản xuất
Yếu tố này rất khó xác định và thiệt hại xác định mang nhiều tính chủ quan. Trên thực tế, giống như ở nhiều nước khác, Ủy ban châu Âu rất hiếm khi xác định thiệt hại trong một vụ kiện chống bán phá giá ở hình thức này.
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI
Các tin khác
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể hỗ trợ gì cho doanh nghiệp trong việc kháng kiện tại EU? (10/12/2022)
- Vai trò của Hiệp hội ngành hàng trong việc kháng kiện tại EU? (10/12/2022)
- Bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá? (09/12/2022)
- Điều kiện áp biện pháp chống bán phá giá ở EU? (09/12/2022)
- Trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp? (09/12/2022)