Chống Bán Phá Giá
Nước tương tự theo cách dùng của EU hay Nước thay thế theo cách dùng của Mỹ là nước thứ ba có nền kinh tế thị trường được dùng để xác định giá thông thường của sản phẩm điều tra trong các vụ kiện mà nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường (non-economic market). Trong các trường hợp này, biên độ bán phá giá sẽ được tính trên cơ sở so sánh giữa giá xuất khẩu của sản phẩm với giá thông thường tính theo giá trị tại nước thứ ba thay thế.
Thời hạn điều tra là khoảng thời gian mà việc điều tra chống bán phá giá phải được kết thúc trước khi hết khoảng thời gian đó. Thông thường thời hạn điều tra chống bán phá giá là 12 tháng và trong mọi trường hợp không được kéo dài quá 18 tháng.
Bảng câu hỏi/Bảng hỏi (Questionnaire)
24/09/2008
Bảng câu hỏi là một mẫu bao gồm các câu hỏi chi tiết về tình hình sản xuất, bán hàng, về các loại chi phí, về thiệt hại…để các bên liên quan trả lời và gửi về cơ quan điều tra.
Chống Trợ Cấp
Trợ cấp (subsidies)
23/09/2008
Theo hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, một ngành sản xuất được coi là được hưởng trợ cấp khi lợi ích được dành cho ngành đó dưới hình thức: Giao vốn trực tếp của chính phủ (chẳng hạn cấp vốn, các khoản cho vay hoặc góp vốn cổ phần) hoặc chính phủ bảo lãnh các khoản vay; Chính phủ miễn những khoản lẽ ra phải đóng; Chính phủ cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ, hay mua hàng.
Bao gồm: -Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu…); hoặc -Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng.
Các khoản trợ cấp được chấp nhận gồm 2 loại: các khoản trợ cấp có thể khiếu kiện và các khoản trợ cấp không thể khiếu kiện
Biện Pháp Tự Vệ
Biện pháp tự vệ (safeguard measures)
23/09/2008
Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Thiệt hại nghiêm trọng là sự suy giảm toàn diện đáng kể tới vị trí của ngành công nghiệp nội địa. -Đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng được hiểu là thiệt hại nghiêm trọng rõ ràng sẽ xảy ra, phù hợp với các quy định tại khoản 2. Việc xác định nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng phải dựa trên cơ sở thực tế chứ không phải là phỏng đoán, viện dẫn hoặc khả năng xa
Ngành sản xuất nội địa (domestic industry)
23/09/2008
Ngành sản xuất nội địa là toàn bộ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm trực tiếp cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ một Thành viên, hoặc tập hợp các nhà sản xuất mà đầu ra của sản phẩm tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh của họ chiếm phần lớn trong tổng số sản xuất nội địa của loại sản phẩm này.