Thực tiễn điều tra PVTM ở EU

Việt Nam không phải là đối tượng chính của EU trong các vụ điều tra PVTM. Trên thực tế, tổng số vụ điều tra PVTM mà EU khởi xướng đối với Việt Nam chỉ chiếm 1 phần nhỏ, khoảng 2% trong tổng số vụ việc mà EU khởi xướng điều tra đối với hàng hóa trên toàn cầu. Thêm vào đó, số lượng các vụ việc bị áp thuế PVTM cũng chỉ chiếm chưa đến 2%.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tính đến hết năm 2021, EU là khu vực sử dụng không nhiều biện pháp tự vệ, với 6 vụ điều tra (xếp thứ 17, chiếm 1% tổng số vụ trên toàn thế giới) và 4 vụ áp dụng biện pháp tự vệ (xếp thứ 15, chiếm 2% tổng số vụ trên toàn thế giới).

Theo số liệu thông kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tính đến hết năm 2021, EU đứng thứ hai trong số các nền kinh tế sử dụng thường xuyên các biện pháp chống trợ cấp (CTC) trên thế giới

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tính đến hết năm 2021, EU đứng thứ ba trong số các nền kinh tế sử dụng thường xuyên các biện pháp chống bán phá giá (CBPG) trên thế giới.

EU là mục tiêu của 143 cuộc điều tra Chống bán phá giá, 15 cuộc điều tra Chống trợ cấp và 408 trường hợp Tự vệ từ năm 1995 trở đi cho đến hết năm 2021

Số liệu thống kê của WTO cho thấy EU là một trong những thành viên WTO sử dụng nhiều nhất các biện pháp phòng vệ thương mại

CBPG là biện pháp PVTM được sử dụng phổ biến nhất bởi hầu hết các nước trên thế giới, chiếm đến 86% tổng các biện pháp PVTM được khởi xướng

Do tính chất phức tạp trong điều tra so với CBPG nên các biện pháp áp thuế CTC thường ít được sử dụng hơn. Tuy nhiên, số lượng các vụ điều tra thuế trợ cấp đang có xu hướng tăng từ năm 2010. Đỉnh điểm vào năm 2020, tổng số vụ khởi xướng điều tra CTC lên đến 56. Tuy nhiên, sang đến năm 2021, số lượng vụ việc đã giảm đi đáng kể khi chỉ còn có 18 vụ.

1 2