Giải quyết tranh chấp số DS277

07/01/2015 12:00 - 1704 lượt xem

Mỹ - Điều tra của Ủy ban Thương mại Quốc tế về gỗ xẻ mềm từ Canada.

Tiêu đề:

Mỹ - Gỗ xẻ mềm VI
Nguyên đơn: Canada
Bị đơn: Mỹ
Bên thứ 3 Trung Quốc, Cộng đồng Châu Âu (EC), Hàn Quốc, Nhật Bản
Yêu cầu tham vấn ngày: 20 tháng 12 năm 2002
Báo cáo của Ban hội thẩm ban hành ngày: 22 tháng 03 năm 2004
Báo cáo của Ban phúc thẩm ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2005
Báo cáo của Ban Hội thẩm về Điều khoản 21.5 ban hành ngày 13 tháng 04 năm 2006
Các bên thống nhất giải pháp ngày: 12 tháng 10 năm 2006.

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện:

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 21 tháng 01 năm 2009:

Thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Ban Hội thẩm.

Do Canada khởi kiện

Ngày 20 tháng 12 năm 2002, Canada yêu cầu tham vấn với Mỹ về cuộc điều tra của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ - USITC về gỗ xẻ mềm từ Canada (Điều tra số 701-TA-414 và 731-TA-928 (phán quyết cuối cùng)) và thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá chính thức áp đặt theo phán quyết của USITC ngày 02 tháng 05 năm 2002. Thông báo về phán quyết được đăng tải trên Công báo liên bang Mỹ ngày 22 ngày 05 năm 2002 (Bản 67, số 99 trang 36022-36023) rằng một ngành công nghiệp của Mỹ bị đe dọa thiệt hại đáng kể do hàng gỗ xẻ mềm nhập khẩu từ Canada mà Bộ Thương Mại Mỹ đã xác định là được trợ cấp để bán tại Mỹ với giá thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa.

Canada kiện rằng, với việc áp dụng các biện pháp này, Mỹ đã vi phạm nghĩa vụ của nước này theo điều khoản VI:6(a) của GATT 1994, điều khoản 1, 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.7, 3.8, 12 và 18.1 của Hiệp định về chống bán phá giá và điều khoản 10, 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.7, 15.8, 22 và 32.1 của Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (SCM).


Ngày 03 tháng 04 năm 2003, Canada yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 15 tháng 04 năm 2003, Cơ quan Giải quyết tranh chấp (DSB) trì hoãn việc thành lập Ban. Theo yêu cầu lần thứ 2 của Canada, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp thành lập Ban Hội thẩm tại cuộc họp ngày 07 tháng 05 năm 2003. EC và Nhật Bản tham gia với tư cách là bên thứ ba. Ngày 16 tháng 05 năm 2003, Hàn Quốc tham gia với tư cách là bên thứ ba. Ngày 12 tháng 06 năm 2003, Canada yêu cầu chủ tịch Cơ quan Giải quyết Tranh chấp xác định cơ cấu của Ban. Tới ngày 19 tháng 06 năm 2003, chủ tịch đã hoàn tất xác định cơ cấu của Ban. Ngày 19 tháng 12 năm 2003, chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo với  Cơ quan Giải quyết Tranh chấp rằng không thể hoàn tất các công việc trong vòng 6 tháng như dự kiến. Ban Hội thẩm dự kiến hoàn tất trong tháng 02 năm 2004.

Ngày 22 tháng 03 năm 2004, Ban Hội thẩm công bố báo cáo tới các thành viên. Ban Hội thẩm kết luận rằng trong phán quyết về đe dọa thiệt hại đáng kể, USITC đã không tuân thủ qui định của Điều khoản 3.5 và 15.7 của Hiệp định SCM trong việc chứng minh có sự tăng lên đáng kể số lượng hàng nhập khẩu và mối liên hệ giữa hàng nhập khẩu và thiệt hại đáng kể của ngành công nghiệp gỗ xẻ mềm nội địa của Mỹ. Ban Hội thẩm chứng minh rằng kết luận của USITC về khả năng hàng nhập khẩu tăng đáng kể không phù hợp với các điều khoản của các Hiệp định liên quan và các kết luận này không nhất quán. Do vậy, Ban Hội thẩm cho rằng các biện pháp đối kháng và chống phá giá áp đặt lên hàng gỗ xẻ mềm nhập khẩu của Canada là không tuân thủ các nghĩa vụ của Mỹ theo các điều khoản này và khuyến nghị rằng các biện pháp này cần được sửa đổi phù hợp các nghĩa vụ của Mỹ theo WTO.

Tại cuộc họp ngày 26 tháng 04 năm 2004, Cơ quan Giải quyết tranh chấp trong WTO thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm.

Thông qua Báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm về việc tuân thủ Điều khoản 21.5

Khi xem xét các biện pháp Mỹ thực hiện nhằm phù hợp với các khuyến nghị và nguyên tắc của Cơ quan Giải quyết tranh chấp (DSB) thấy không phù hợp với các nghĩa vụ của nước này theo WTO, ngày 14 tháng 02 năm 2005, Canada yêu cầu DSB thành lập Ban Hội thẩm theo điều khoản 21.5 của Quy tắc Giải quyết tranh chấp trong WTO.
Ngày 23 tháng 02 năm 2005, Canada và Mỹ gửi tới Cơ quan Giải quyết tranh chấp bản thỏa thuận giữa hai bên liên quan tới quy trình theo Điều khoản 21 và 22 của Quy tắc về Giải quyết tranh chấp theo đó điều khoản Trọng tài 22.6 được giữ cho tới khi Cơ quan Giải quyết tranh chấp thông qua các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB trong tiến trình thực thi Điều khoản 21.5.


Tại cuộc họp ngày 25 tháng 02 năm 2005, Cơ quan Giải quyết tranh chấp thống nhất tham khảo vấn đề Canada nêu ra tới Ban Hội thẩm. Trung Quốc và EC tham gia với tư cách là bên thứ ba. Ngày 02 tháng 03 năm 2005, cơ cấu của Ban Hội thẩm được xác định.


Ngày 25 tháng 05 năm 2005, chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo với  DSB rằng không thể hoàn tất các công việc trong vòng 90 ngày do tính phức tạp của vấn đề. Ban dự kiến hoàn tất trong tháng 09 năm 2005.
Ngày 15 tháng 11 năm 2005, Ban Hội thẩm ban hành báo cáo về Điều khoản 21.5 tới các thành viên. Trong báo cáo, ban nêu rõ phán quyết của USITC thực thi khuyến nghị của Cơ quan Giải quyết tranh chấp và Ban Hội thẩm trong tranh chấp ban đầu không tuân thủ nghĩa vụ của Mỹ theo Hiệp định chống bán phá giá và Hiệp định Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng.


Ngày 13/01/2006, Canada thông báo quyết định yêu cầu Cơ quan Phúc thẩm thẩm tra lại các vấn đề về pháp luật nêu ra trong báo cáo về Điều khoản 21.5 của Ban Hội thẩm và cách hiểu về pháp luật của Ban Hội thẩm nêu ra trong bao cáo. Ngày 10 tháng 03 năm 2006, Cơ quan Phúc thẩm thông báo tới Cơ quan Giải quyết tranh chấp  rằng không thể ban hành báo cáo trong vòng 60 ngày theo yêu cầu, dự kiến sẽ ban hành báo cáo tới các thành viên muộn nhất ngày 13 tháng 04 năm 2006.


Ngày 13 tháng 04 năm 2006, Cơ quan Phúc thẩm ban hành báo cáo tới các thành viên. Cơ quan Phúc thẩm xác minh tiêu chuẩn trong rà soát phán quyết về đe dọa thiệt hại đáng kể. Cơ quan Phúc thẩm cho hay Ban Hội thẩm đã thực hiện không phù hợp với Điều khoản 11 của Quy tắc về Giải quyết tranh chấp do đã tìm hiểu và áp dụng tiêu chuẩn rà soát không còn phù hợp trong đánh giá phán quyết về Mục 129 của USITC. Do vậy, Cơ quan Phúc thẩm phản đối kết luận của Ban Hội thẩm rằng phán quyết của USITC không phù hợp với các nghĩa vụ của Mỹ theo điều khoản 3.5 và 3.7 của Hiệp định chống bán phá giá và điều khoản 15.5 và 15.7 của Hiệp định Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng và cũng phản đối kết luận của Ban Hội thẩm rằng Mỹ đã thực hiện tất cả các khuyến nghị và nguyên tắc của Cơ quan Giải quyết tranh chấp trong vụ tranh chấp ban đầu.


Tuy nhiên, Cơ quan Phúc thẩm cũng không thể hoàn tất các phân tích và quyết định liệu phán quyết của USITC về mục 129 có phù hợp với các nghĩa vụ của Mỹ theo điều khoản 3.5 và 3.7 của Hiệp định chống bán phá giá và điều khoản 15.5 và 15.7 của Hiệp định Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng  hay không do thiếu kết luận thực tế.
Ngày 09 tháng 05 năm 2006, Cơ quan Giải quyết tranh chấp trong WTO thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Ban Hội thẩm.


Tình hình thực thi các báo cáo đã được thông qua


Tại cuộc họp của Cơ quan Giải quyết tranh chấp ngày 19 tháng 05 năm 2004, Mỹ thông báo rằng nước này sẽ thực thi các khuyến nghị và nguyên tắc của Cơ quan Giải quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng các nghĩa vụ theo WTO và Mỹ cần một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện  các khuyến nghị và nguyên tắc đó và đã sẵn sàng để thảo luận với Canada theo Điều khoản 21.3(b) của Quy tắc về Giải quyết tranh chấp trong WTO. Ngày 26 tháng 07 năm 2004, Canada và Mỹ thông báo với Cơ quan Giải quyết tranh chấp rằng hai bên đang tiến hành tham vấn song phương trong khoảng thời gian Mỹ thực thi các khuyến nghị và nguyên tắc của Cơ quan Giải quyết tranh chấp và khẳng định rằng sẽ rút lại yêu cầu sử dụng trọng tài, kết quả của trọng tài trong khoảng thời gian 45 ngày sẽ được coi là kết quả của trong tài vì mục đích Điều khoản 21.3(c) của Quy tắc về Giải quyết tranh chấp trong WTO. Ngày 01 tháng 10 năm 2004, hai bên cùng thông báo tới Cơ quan Giải quyết tranh chấp thống nhất về khoảng thời gian hợp lý để thực thi các các khuyến nghị và nguyên tắc của Cơ quan Giải quyết tranh chấp là 09 tháng từ ngày 26/04/2004 tới 26/01/2005.


Tại cuộc họp của Cơ quan Giải quyết tranh chấp ngày 25 tháng 01 năm 2005, Mỹ thông báo rằng nước này đã thực hiện xong các khuyến nghị và nguyên tắc của Cơ quan Giải quyết tranh chấp bằng cách sửa đổi thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá liên quan và Canada tuyên bố đang rà soát lại kết quả thực hiện của Mỹ.


Khi xem xét các biện pháp Mỹ thực hiện nhằm phù hợp với các khuyến nghị và nguyên tắc của Cơ quan Giải quyết tranh chấp thấy không phù hợp với các nghĩa vụ của nước này theo WTO, ngày 14 tháng 02 năm 2005, Canada yêu cầu Cơ quan Giải quyết tranh chấp thành lập Ban Hội thẩm theo Điều khoản 21.5 của Quy tắc về Giải quyết tranh chấp và được giành quyền nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác đối với Mỹ theo điều khoản 22.2 của Quy tắc về  Giải quyết tranh chấp.
Ngày 23 tháng 02 năm 2005, Canada và Mỹ gửi tới Cơ quan Giải quyết tranh chấp trong WTO (DSB) bản thỏa thuận

giữa hai bên liên quan tới qui trình theo Điều khoản 21 và 22 của Quy tắc về Giải quyết tranh chấp theo đó Điều khoản Trọng tài 22.6 được giữ cho tới khi Cơ quan Giải quyết tranh chấp thông qua các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB trong tiến trình thực thi Điều khoản 21.5.


Đối với việc thực thi điều khoản 22, ngày 23 tháng 02 năm 2005, Mỹ yêu cầu vấn đề này cần được đưa ra phân xử theo điều khoản Trong tài 22.6 của Quy tắc về Giải quyết tranh chấp. Tại cuộc họp ngày 25 tháng 01 năm 2005, Cơ quan Giải quyết tranh chấp thống nhất rằng vấn đề Mỹ nêu ra được đưa ra phân xử theo điều khoản  Trong tài 22.6 của Quy tắc về Giải quyết tranh chấp (DSU). Đối với việc thực thi điều khoản 21.5 của DSU, tại cuộc họp ngày 25 tháng 02 năm 2005, Cơ quan Giải quyết tranh chấp quyết định đề cập tới vấn đề Canada nêu ra tới Ban Hội thẩm. Theo cam kết song phương, tiến trình thực thi Điều khoản 22.6 đuợc hoãn lại cho tới khi hoàn tất việc thực thi Điều khoản 21.5. Ngày 02 tháng 03 năm 2005, báo cáo về thực thi Điều khoản 21.5 được ban hành.
Chi tiết về việc thực thi Điều khoản 21.5, xem phần trên

Ngày 12 tháng 10 năm 2006, Mỹ và Canada thông báo với Cơ quan Giải quyết tranh chấp rằng hai bên đã thống nhất được một giải pháp theo Điều khoản 3.6 của Quy tắc về Giải quyết tranh chấp trong WTO tương tự vụ kiện WT/DS236, WT/DS247, WT/DS257, WT/DS264, WT/DS277 và WT/DS311. Theo đó rút lại tiến trình thực thi Điều khoản Trọng tài 22.6.

Thống nhất giải pháp theo Điều khoản 3.6 của Quy tắc về Giải quyết tranh chấp trong WTO

Ngày 12 tháng 10 năm 2006, Mỹ và Canada thông báo với Cơ quan Giải quyết tranh chấp rằng hai bên đã thống nhất được giải pháp theo điều khoản 3.6 của Quy tắc về Giải quyết tranh chấp tương tự vụ kiện WT/DS236, WT/DS247, WT/DS257, WT/DS264, WT/DS277 và WT/DS311. Giải pháp được thực hiện dưới dạng cam kết tổng thể giữa Mỹ và Canada ngày 12 tháng 09 năm 2006. Ngày 23 tháng 02 năm 2007, Mỹ và Canada thông báo với DSB rằng ngày 12 tháng 10 năm 2006 họ đã thống nhất thêm được một cam kết thay thế cam kết cũ.

Quảng cáo sản phẩm