Giải quyết tranh chấp số DS306

07/01/2015 12:00 - 2159 lượt xem

Ấn Độ - Biện pháp chống bán phá giá với pin từ Bangladesh
 
 

Tiêu đề:

 

Nguyên đơn:

Bangladesh

Bị đơn:

Ấn Độ

Các bên thứ ba:

 

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)

Hiệp định ADA (Điều VI của GATT 1994): Điều 3, 5, 6, 2, 12; GATT 1994: Điều I, II, VI, XXIII

Ngày nhận được yêu cầu tham vấn:

28 tháng 01 năm 2004

Ngày đạt được thỏa thuận chung

20 tháng 02 năm 2006

 
 
 
Bản tóm tắt cập nhật về vụ kiện
 
 
Bản tóm tắt được cập nhật ngày24 tháng 02 năm 2010
 
 
Các tranh chấp đã được xử lý bằng thoả thuận
 
 
Do Bangladesh khởi kiện.

Đây là vụ kiệnđầu tiên có một thành viên của nhóm quốc gia kém phát triển (LDC) vớitư cách là một bên tham gia chính vào vụ kiện. Ngày 28 tháng 01 năm2004, Bangladesh đã yêu cầu tham vấn với Ấn Độ liên quan đến biện phápchống bán phá giá do Ấn Độ áp đặt với Pin axít chì nhập khẩu từBangladesh. Bangladesh đặc biệt quan tâm đến những khía cạnh sau trongcuộc điều tra của Cơ quan điều tra Ấn Độ dẫn đến việc áp đặt các mứcthuế chống bán phá giá cuối cùng:

  •  
  • Việc khởi xướng điều tra khi đơn kiện không được nộp “bởi hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước”và cuộc điều tra ko được chấm dứt ngay lập tức khi khối lượng nhập khẩu từ Bangladesh là không đáng kể;
  •  
     
  • Việc xác định biên độ phá giá (xác định giá trị thông thường; áp dụng giá tính toán; xác định giá xuất khẩu; và so sánh giữa giá thông thường và giá xuất khẩu);
  •  
  • Việc xác định thiệt hại và nguyên nhân (xác định số lượng nhập khẩu, ảnh hưởng tới giá và ảnh hưởng tới nhà sản xuất nội địa của sản phẩm tương tự; xem xét hàng nhập khẩu từ Bangladesh khi đánh giá những ảnh hưởng của hàng nhập khẩu nói chung; đánh giá và kiểm tra những yếu tố liên quan; và xác định mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu và thiệt hại được xác định);
  •  
  • Việc xử lý bằng chứng (đã không xét đến các thông tin do các bên liên quan từ Bangladesh cung cấp; xử lý bí mật thông tin do các bên cung cấp; không thông báo cho các bên liên quan “những tình tiết thực tế cơ bản cần quan tâm có thể là cơ sở cho việc ra quyết định áp dụng những biện pháp cuối cùng” và những thông tin có liên quan khác)
  •  
  • Đã không cung cấp cho các bên và công khai thông báo “tất cả những thông tin liên quan trong vụ việc và luật áp dụng và các lý do dẫn đến việc áp đặt những biện pháp cuối cùng”.
  •  
 
Bangladesh cho rằng các biệnpháp kể trên của Ấn Độ là không nhất quán với: Điều VI của GATT 1994,bao gồm các Điều VI:1, VI:2 và VI:6(a); các Điều 1, 2.1, 2.2, 2.4, 3.1,3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.7, 5.4, 5.8, 6.2, 6.4, 6.5, 6.8 (bao gồm đoạn 3của Phụ lục II), Điều 6.9 và 12.2 của Hiệp định Chống bán phá giá. Thêmvào đó, Bangladesh cho rằng, kết quả của việc áp đặt các mức thuế chốngbán phá giá là Ấn Độ có thể đã hành động không nhất quán với nhữngnghĩa vụ của mình được quy định tại các Điều I:1 và II:1 của GATT 1994.Bangladesh cũng cho rằng những lợi ích nước này có được một cách trựctiếp hoặc gián tiếp theo Thỏa thuận WTO đã bị mất hoặc tổn hại chiểutheo các Điều XXIII:1(a) và XXIII:1(b), tương ứng, của GATT 1994.
 
Ngày 11 tháng 02 năm 2004, Cộng đồng Châu Âu đã yêu cầu tham gia tham vấn.
 
Ngày 20 tháng 02 năm 2006, cácbên thông báo với Cơ quan Giải quyết tranh chấp về việc hai bên đã đạtđược thoả thuận về vấn đề do Bangladesh nêu ra. Biện pháp được đưa ratrong yêu cầu tham vấn đã được chấm dứt theo Thông báo Hải quan Ấn Độsố 01/năm 2005 ngày 4 tháng 01 năm 2005.
 
Nguồn: wto.org
Quảng cáo sản phẩm