Bình Luận

Tác giả: Yong-Shik LEE, trợ lý giáo sư, ĐH Quản trị kinh doanh Oakland Tóm tắt Có phải các biện pháp tự vệ dễ gây tranh chấp?Ngày 5 tháng 3 năm 2002, Tổng thống Mỹ Bush, theo khuyến nghị của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa kì (USITC) đã công bố quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đối với các mặt hàng thép nhập khẩu dưới hình thức tăng thuế quan lên tới 30%. Công bố này ngay lập tức gây chú ý tới dư luận thế giới và nhanh chóng nhận được những phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.

Tác giả: Alan O. Sykes, giáo sư luật trường Frank & Bernice Greenberg, ĐH ChicagoTóm tắtVụ tranh chấp gần đây trong WTO giữa Mỹ và 8 nước khác về các biện pháp bảo hộ cho ngành sản xuất thép nội địa của Mỹ đã gây chú ý dư luận đến một lĩnh vực luật pháp ít được biết đến của WTO – các quy định điều chỉnh việc áp dụng “Các biện pháp tự vệ”, một hình thức bảo vệ khẩn cấp chống lại hàng hóa nhập khẩu tăng vọt .

Foost PauwelynTóm tắtCho đến mãi gần đây, ban xử án của Tổ chức thương mại thế giới WTO vẫn chưa giải được bài toán liên quan đến các nước thành viên WTO đồng thời tham gia vào các hiệp định thương mại khu vực (như NAFTA hoặc MERCONSUR) nên thực hiện điều tra tự vệ và áp dụng tự vệ theo từng trường hợp như thế nào cho phù hợp với quy định của WTO?

Tác giả: Honorio Kume, Guida PianiGiới thiệuVào cuối những năm 1980, do quá trình công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu cùng với khủng hoảng tỷ giá liên tục nên Braxin đã phải áp dụng chính sách nhập khẩu chỉ cho phép nhập khẩu những hàng hóa không có trong nước hay những hàng hóa cần thiết để thỏa mãn nhu cầu đặc biệt nào đó.

Tác giả: Ricardo Monge-González,Giám đốc điều hành của Quỹ ủy ban tư vấn công nghệ cao Costa Rica (CAATEC)Và Francisco Monge-Ariño, thành viên liên kết của CAATEC, hỗ trợ giảng dạy tại ĐH bang Ohio, MỹGiới thiệuSau cuộc khủng hoảng kinh tế đầu những năm 1980, chính phủ Costa Rica quyết định thay đổi chiến lược thay thế nhập khẩu và chuyển hướng sang hội nhập kinh tế thế giới thông qua quá trình từng bước tự do hóa kinh tế.

Tác giả: Hylke Vandenbusschet và Ziga ZarnicTóm tắtBài nghiên cứu này điều tra các tác động của biện pháp tự vệ mà Hoa Kỳ đã áp dụng đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Châu Âu vào năm 2002. Chúng tôi đã xác nhận một nhóm lớn các nhà sản xuất thép Châu Âu chịu ảnh hưởng của các biện pháp tự vệ này từ năm 1995 đến 2004. Khi sử dụng phương pháp Roeger kết quả cho thấy các biện pháp tự vệ của Hoa Kỳ đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của các doanh nghiệp Châu Âu. Các doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm của Châu Âu chịu nhiều thiệt hại hơn so với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm.

Tác giả: H.Harry L. Roque, giám đốc Viện nghiên cứu Luật quốc tế , trợ lý giáo sư Luật ĐH trung tâm luật PhilippineGiới thiệuBài nghiên cứu này sẽ trình bày một cuộc khảo sát về thực tiễn áp dụng các biên pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng của Philippine và đánh giá mức độ tuân thủ của nước này đối với các cam kết với WTO. Bài nghiên cứu cũng phân tích một số vấn đề cụ thể của WTO mà có ảnh hưởng đến quốc gia này với quan điểm cuối cùng là cung cấp một khuôn khổ lí thuyết về cách tiếp cận những vấn đề trên nếu không thể giải quyết.

Tác giả: Chad P. Bown Meredith A. Crowley, Đại học Brandeis Cục Dự Trữ Liên Bang Ngân hàng ChicagoTóm tắtSự gia nhập ngày càng sâu vào hệ thống thương mại toàn cầu của nền kinh tế Trung Quốc và sự gia tăng năng lực xuất khẩu của quốc gia này đã có ảnh hưởng đối với quá trình đàm phán, hình thành và các quy định trong các thoả thuận thương mại quốc tế. Trong các biến đổi thì việc Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của WTO vào năm 2001 đã tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên cũ đi trệch hướng các nguyên tắc cơ bản của WTO như nguyên tắc có đi có lại hay đối xử tối huệ quốc (MFN) bằng cách cho phép các quốc gia này được tiếp cận với các biện pháp tự vệ phân biệt đối xử và hạn chế nhập khẩu đối với Trung Quốc viện trên lý do đe dọa “trệch hướng thị trường”.

14 15 16 17 18 19 20 21 22