Bình Luận

Chống bán phá giá hiện đang được nhiều nước sử dụng như một công cụ bảo hộ thay vì là một công cụ đảm bảo công bằng trong thương mại. Công bằng trong thương mại vốn là một khái niệm mơ hồ, khó xác định và do đó khó có thể bằng công cụ chống bán phá giá để bảo đảm công bằng.

Cùng với sự gia tăng của thương mại quốc tế, các vụ kiện chống bán phá giá đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Doanh nghiệp Trung Quốc cần bình tĩnh và chủ động thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp đối với vụ kiện này.

Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong tất cả các điều khoản gia nhập WTO, có một cam kết ít được bàn luận nhưng lại có vị trí rất quan trọng, đó là việc Việt Nam chấp nhận bị coi là một nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm, kể từ khi gia nhập (không muộn hơn 2019). Vậy “nền kinh tế phi thị trường” nghĩa là gì và việc chúng ta cam kết như vậy sẽ có những tác động như thế nào đối với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là trong các cuộc điều tra chống bán phá giá? Bước đầu, xin được làm rõ vấn đề trên.

Hiện tượng bán phá giá có nguồn gốc khá sớm trong thực tiễn thương mại quốc tế. Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau, song pháp luật các nước đều coi đây là một trong những hành vi thương mại không lành mạnh. Một số nước đã có những đạo luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế từ rất sớm [1].

Theo quy định của WTO, mức thuế chống bánphá giá không được cao hơn biên độ phá giá. Vận dụng quy tắc này, nhiềunước đã có quy định cho phép tính mức thuế thấp hơn biên độ phá giá (vídụ Thái Lan, EU) để tính đến lợi ích cộng đồng hoặc lợi ích người tiêu dùng.

Chống bán phá giá là các biện pháp do Chính phủ nước nhập khẩu tiến hành đối với hàng hóa bán phá giá nhập khẩu từ nước ngoài gây thiệt hại. Tuy nhiên, đằng sau các vụ kiện chống bán phá giá luôn là những xung đột về lợi ích giữa ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu và các nhà xuất khẩu bán phá giá. Vì vậy, những thành phần phi Nhà nước này đóng vai trò trọng tâm trong các vụ việc chống bán phá giá. Điều này được thể hiện khá rõ trong các quy định pháp lý cũng như trong thực tiễn các vụ việc chống bán phá giá ở Thái Lan và Ấn Độ.

Bài viết đưa ra một giới thiệu ngắn và súc tích về các quy định về nội dung và thủ tục pháp luật về chống bán phá giá trong WTO. Phần giới thiệu về nội dung tập trung vào các khái niệm cơ bản trong chống bán phá giá, bao gồm biên phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả, đồng thời có điểm qua vấn đề “nền kinh tế phi thị trường” và “lợi ích cộng đồng” vốn rất quan trọng trong trường hợp của Việt Nam. Phần giới thiệu về thủ tục điểm qua các vấn đề cơ bản trong điều tra chứng minh bán phá giá và thiệt hại cùng với quy trình tố tụng và các thời hạn cụ thể.

Tháng 10 năm ngoái, Hiệp hội các nhà sản xuất đồ gỗ nội thất của Mỹ và một số hiệp hội khác đại diện cho đội ngũ công nhân làm trong ngành công nghiệp này đã đệ đơn kiện Trung Quốc bán phá giá lên Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ và Phòng Thương mại Hoa Kỳ trong nỗ lực nhằm khôi phục lại ngành công nghiệp vốn bị ảnh hưởng nặng nề do sự cạnh tranh không bình đẳng về giá của đồ gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc.

19 20 21 22