Hỏi đáp về PVTM ở EU

Là đơn vị đại diện và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh và hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có trách nhiệm trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài nói chung và ở thị trường EU nói riêng.

Các Hiệp hội ngành hàng có liên quan đến vụ điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp (hiệp hội có đa số thành viên là các doanh nghiệp bị đơn trong một vụ điều tra) tham gia vào quá trình điều tra với 02 vai:

Theo quy định của WTO (mà EU tuân thủ), bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một sản phẩm được xuất khẩu sang EU với giá thấp hơn mức giá bán tại thị trường nội địa của họ hoặc thấp hơn chi phí sản xuất.

Biện pháp chống bán phá giá là biện pháp phòng vệ thương mại được sử dụng thường xuyên nhất ở EU. EU sử dụng biện pháp này nhằm đối phó với việc hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào EU với giá thấp hơn mức giá bán tại thị trường nội địa của họ hoặc thấp hơn chi phí sản xuất.

Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất:

Biện pháp chống trợ cấp (hay còn gọi là biện pháp đối kháng) là biện pháp phòng vệ thương mại được EU sử dụng để đối phó với hiện tượng hàng nước ngoài được trợ cấp của chính phủ nhập khẩu vào EU gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của EU.

Biện pháp tự vệ là các biện pháp nhằm hạn chế tạm thời lượng nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài nhằm hỗ trợ cho ngành sản xuất nội địa có thời gian để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Biện pháp tự vệ là một công cụ có thể được EU sử dụng để đối phó với hiện tượng hàng hóa nhập khẩu với giá thấp và/hoặc có lượng nhập khẩu lớn đột biến vào thị trường này gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự nội địa của khối này.

1 2 3 4 5 6 7 8