Hỏi đáp về PVTM ở EU

Các biện pháp phòng vệ thương mại là cách gọi chung của 03 loại biện pháp độc lập với nhau, bao gồm:

Các cơ quan chính của EU cũng đồng thời là các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Trong thương mại quốc tế, EU là một liên minh thuế quan thống nhất (như một quốc gia trong quan hệ thương mại với các quốc gia khác không phải thành viên EU).

Điều tra chống bán phá giá và điều tra chống trợ cấp ở EU có trình tự thủ tục gần tương tự nhau (khác nhau ở thời hạn) với các bước điều tra cơ bản sau:

Một vụ kiện chống bán phá giá/chống trợ cấp ở EU có thể được bắt đầu bằng đơn yêu cầu của ngành sản xuất trong nước của EU hoặc từ Quyết định của chính Ủy ban Châu Âu (tự khởi xướng điều tra).

Theo pháp luật EU, một (nhóm) tổ chức, cá nhân bất kỳ có thể nộp Đơn kiện chống bán phá giá/chống trợ cấp nếu tổ chức, cá nhân đó đại diện cho ngành sản xuất nội địa, tức là phải đảm bảo được rằng các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải:

Không phải cứ có Đơn kiện (Đơn yêu cầu điều tra) chống bán phá giá là sẽ có vụ điều tra. Theo quy định, Ủy ban châu Âu là cơ quan có thẩm quyền quyết định có khởi xướng vụ điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp hay không thông qua việc xem xét Đơn kiện của ngành sản xuất nội địa EU.

Pháp luật EU không cấm các Đơn kiện nộp liên tiếp nhau về cùng một mặt hàng, đối với cùng nước xuất khẩu. Tức là ngay sau khi Ủy ban châu Âu có kết luận chấm dứt vụ điều tra đối với mặt hàng X từ nước Y (không áp thuế) thì ngành sản xuất nội địa có quyền tiếp tục nộp đơn kiện tương tự đối với chính mặt hàng đó, từ nước xuất khẩu đó.

1 2 3 4 5 6 7 8 9