Hỏi đáp về PVTM ở Hoa Kỳ

Việc xác định ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ có ở tình trạng hoặc bị đe dọa ở tình trạng “thiệt hại đáng kể” hay không là một trong hai quyết định quan trọng mà ITC cần thực hiện trong điều tra chống bán phá giá của mình.

Để có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cơ quan điều tra Hoa Kỳ phải chứng minh sự tồn tại đồng thời của cả ba yếu tố (i) hiện tượng bán phá giá; (ii) ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ phải chịu thiệt hại đáng kể và (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ.

Trong quá trình điều tra thiệt hại (xác định “thiệt hại đáng kể” và “mối quan hệ nhân quả”), tùy từng vụ việc cụ thể, ITC có thể sẽ xem xét thêm các vấn đề sau:

Theo quy định, nếu kết quả điều tra của ITC cho thấy nước xuất khẩu là nước đang phát triển và có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 3% tổng nhập khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu thì vụ điều tra sẽ chấm dứt đối với các doanh nghiệp của nước xuất khẩu đó.

Một vụ điều tra chống trợ cấp nhìn chung được thực hiện với các thời hạn ngắn hơn so với điều tra chống bán phá giá mặc dù có các giai đoạn điều tra tương tự. Thời hạn cụ thể cho từng giai đoạn điều tra được trình bày trong Bảng dưới đây.

Cũng giống như điều tra chống bán phá giá, các vụ điều tra chống trợ cấp ở Hoa Kỳ có thể được bắt đầu trên cơ sở Đơn kiện của ngành sản xuất nội địa (phần lớn các vụ) hoặc theo quyết định của DOC (hiếm khi).

Nếu có đơn kiện chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam (là nước bị Hoa Kỳ xem là nền kinh tế phi thị trường trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đến hết 2018) thì trong giai đoạn 20 ngày để DOC xem xét có chấp nhận đơn kiện và khởi xướng điều tra hay không

Tương tự như điều tra chống bán phá giá, thu thập thông tin qua việc gửi Bảng câu hỏi là thủ tục điều tra cơ bản của DOC. Bảng câu hỏi sẽ được gửi đến các bên liên quan, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu bị đơn.

8 9 10 11 12 13