Bình Luận

Các nghiên cứu của Centad nhằm phổ biến những kết luận sơ bộ của nghiên cứu đang được tiến hành cả trong và ngoài Centad về những vấn đề xoay quanh thương mại và phát triển với mục đích trao đổi quan điểm và thúc đẩy các tranh luận. Quan điểm, phân tích và kết luận trong nghiên cứu này của riêng tác giả và không nhất thiết thể hiện quan điểm của Centad. Độc giả được phép trích dẫn hoặc viện dẫn nghiên cứu nếu có sự công nhận thích đáng tới tác giả và Centad.

Sau gần 3 năm gia nhập WTO, thị trường Việt Nam đã có đủ thời gian để kiểm chứng những tác động của tự do hóa thương mại đem lại. Bên cạnh việc hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam được hưởng những ưu đãi thương mại khi xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên khác của WTO, mức nhập siêu trong 11 tháng đầu năm 2009 đạt 10,417 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 20,30% kim ngạch xuất khẩu) theo số liệu thống kê của Bộ công thương cũng phần nào thể hiện sức ép cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu đối với sản xuất và khu vực dịch vụ trong nước.

Ngày  21/4  Bộ  Thương  mại Hoa Kỳ (DOC) bắt đầu điều tra việc bán phá giá và hưởng trợ cấp đối với mặt hàng túi nhựa (poly-ethylene) đựng hàng hoá bán lẻ được  nhập  khẩu  từ Việt  Nam. Đây là lần đầu tiên một sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam  bị  điều  tra  đồng  thời  cả chống bán phá giá và chống trợ cấp. Thực sự là trước năm 2007, Hoa Kỳ đã hạn chế việc áp dụng luật thuế chống trợ cấp đối với nước  có “nền  kinh  tế  phi  thị trường”.

Nhìn lại một giai đoạn dài hơn, chúng ta có thể thấy hoạt động chống bán phá giá trên toàn cầu tuần hoàn với chu kỳ chậm vào khoảng đầu những năm 1980, khoảng từ năm 1987 đến 1989 và gần đây nhất là năm 2007.Có thể nhận thấy ảnh hướng của suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ dẫn đến sự gia tăng các hoạt động chống bán phá giá. Sự gia tăng này tuy chưa rõ rệt nhưng chúng ta cũng không quá bất ngờ khi chứng kiến xu hướng này vì thực tế cho thấy luôn có độ trễ trước khi nền kinh tế suy giảm và đây là bằng chứng thường thấy về thiệt hại.

Năm 2007, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) tiến hành sửa đổi luật điều chỉnh thuế chống trợ cấp vốn đã tồn tại từ rất lâu tại Mỹ. Theo luật cũ qui định, nước Mỹ không áp dụng thuế chống trợ cấp hay thuế đối kháng (CVD) đối với các nền kinh tế phi thị trường (NMEs). Sự điều chỉnh này đã châm ngòi cho 8 cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Động thái này đã làm nóng các cuộc tranh luận xung quanh chính sách về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế và vấn đề nền kinh tế phi thị trường.

Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khókhăn, cùng với đó là những xu hướng đang gia tăng ở các thị trường xuất khẩu nhằm bảo hộ, hạn chế tự do thương mại dưới nhiều hình thức, trong đó đặc biệt đáng chú ý là các vụ kiện chống bán phá giá. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, kiện chống bán phá giá là một rào cản nguy hiểm bởi chúng có thể gây ra những thiệt hại lâu dài, trên diện rộng nếu không được đối phó hợp lý. Vì vậy, việc hiểu biết đầy đủ và chủ động chuẩn bị phòng tránh, đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá là rất cần thiết.

Tổng thống Obama cam kết làm việc với các đối tác thương mại của Hoa Kỳ nhằm tìm ra giải pháp tránh tình trạng “chế độ bảo hộ leo thang”. Đây được xem là hành động táo bạo của Tân Tổng thống. Bởi từ trước tới nay, Cục An ninh Quốc gia Mỹ chưa từng yêu cầu cam kết mở cửa thương mại.

Những biện pháp phòng vệ thương mại được sử dụng ở nhiều nước có khảnăng gây thiệt hại lớn và lâu dài đến xuất khẩu của Việt Nam. Cần xem“rào cản” như loại rủi ro trong kinh doanh để có chiến lược đối phó.

11 12 13 14 15 16 17 18 19