Bình Luận

Bài nghiên cứu phân tích cơ sở của các quy tắc áp dụng trợ cấpnội địa trong các hiệp định thương mại quốc tế thông qua khuôn khổ chú trọng cáccam kết. Tác giả đã xây dựng một mô hình mà ở đó những người làm chính sách có quyềnquyết định trợ cấp sản xuất và thuế quan, việc thu thuế có thể bị bóp méo và khuvực cạnh tranh với hàng nhập khẩu thực hiện vận động chính phủ để có được cácchính sách có lợi.

Bài viết nghiên cứu và phân tích các vụ kiện về chống bán phá giádo Trung Quốc khởi xướng thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chứcThương mại thế giới. Bài viết cố gắng giảm bớt các xu hướng và vấn đề chungtrong các vụ việc đã được quyết định và đánh giá cẩn trọng nguyên nhân của cácvụ điều tra đối với hàng hóa Trung Quốc.

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một thể chế chung cho thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu. Trong điều tra chống bán phá giá, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu(EU) luôn coi Trung Quốc là nền kinh tế phi thị trường (NME), đã khiến Trung Quốc phải chịu các thiệt hại lớn hơn nhiều so với việc coi Trung Quốc là nền kinh tế thị trường.

Từ tháng 11 năm 2010, đã có hơn 300 Hiệp định thương mại khu vực (RTAs) có hiệu lực thihành. Trong đó gần hai phần ba các Hiệp định đó đã được thông báo lên WTO. MỗiHiệp định thương mại khu vực đã, ngầm định hoặc rõ ràng, thiết lập một khuôn khổpháp lý khu vực cho việc điều tra chống bán phá giá cả trong phạm vi khu vực vàđôi khi ngoài khu vực. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào cơ chế điều tra chốngbán phá giá trong khu vực và xung quanh các phân tích về điều khoản chống bánphá giá trong 192 Hiệp định thương mại khu vực (RTAs).

Liệu xuất khẩu có thể phục hồi khi các rào cảnthương mại tạm thời hạn chế nhập khẩu như thuế chống bán phá giá cuối cùng được xóa bỏ?

Sự đối đầu gần đây giữaTrung Quốc và Hoa Kỳ về vấn đề chính sách tiền tệ đã khắc họa một hiện tượngrộng lớn hơn: định giá sai tỷ giá hối đoái thường ảnh hưởng tới cả chính sáchthương mại. Trong khi các nghiên cứu trước đây đã chứng tỏ rằng  những hànhđộng bảo hộ tổng hợp thường  liên quan tích cực tới mức độhiệu quả thực tế của tỷ giá hối đoái, tác giả nghiên cứu về mối quanhệ đó tại cấp độ ngành công nghiệp.

Nghiên cứu đánh giá tác động của các biến động kinh tế vĩmô tới các chính sách bảo hộ nhập khẩu từ Quý 1 năm 1988 tới Quý 4 năm 2010 của 5 nền kinh tế phát triển, đó là : Hoa Kỳ, EU, Úc, Canada và Hàn Quốc. Tác giảtìm kiếm bằng chứng về chính sách thương mại phản chu kì tương ứng trong giaiđoạn trước cuộc Đại Suy thái từ quý 1 năm 1988 tới quý 3 năm 2008, trong giaiđoạn đó gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nước, những đánh giá thực tế về tỷ giásong phương, đồng thời sự sụt giảm trong tỷ lệ tăng trưởng GDP của các đối tácthương mại song phương đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể những rào cản thương mạitạm thời.

WTO hiện có 153 thành viên, thừa nhận 3 hình thức của cácbiện pháp chống bán phá giá, đó là: biện pháp tạm thời, cam kết về giá và thuếchống bán phá giá chính thức. Ba biện pháp đó được điều chỉnh bởi Hiệp định Chốngbán phá giá. Theo các quy định của WTO, phá giá không bị cấm, nhưngcác thành viên WTO có quyền áp dụng các biện pháp bảo hộ nền công nghiệp nội địakhỏi các tác động xấu từ phá giá.

5 6 7 8 9 10 11 12 13