Có những cơ chế rà soát nào trong vụ điều tra chống trợ cấp?
21/12/2022 10:42
Phù hợp với quy định WTO, pháp luật Ấn Độ quy định 03 cơ chế rà soát trong quy trình điều tra chống trợ cấp, bao gồm:
- Rà soát đối với nhà xuất khẩu đã bị áp thuế mà chưa được điều tra vì các lý do khác nhau (ngoại trừ trường hợp nhà xuất khẩu từ chối hợp tác điều tra);
- Rà soát cuối kỳ: Các loại thuế chống trợ cấp thông thường sẽ hết hiệu lực sau 5 năm kể từ khi áp dụng (hoặc khoảng thời gian ngắn hơn theo Thông báo áp thuế). Nếu cho rằng việc chấm dứt áp thuế khi đến hạn sẽ dẫn đến việc tiếp diễn hoặc tái diễn trợ cấp và thiệt hại, ngành sản xuất nội địa có thể nộp Đơn yêu cầu rà soát (Đơn phải được gửi trong một khoảng thời gian hợp lý trước khi biện pháp thuế hết thời hạn hiệu lực).
- Rà soát lại: Ngoài ra, trong suốt thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp, tất cả các bên liên quan đều có thể yêu cầu DGTR rà soát lại xem (i) liệu việc tiếp tục áp dụng thuế có cần thiết để bù đắp trợ cấp hay không, hoặc (ii) liệu thiệt hại có khả năng tiếp diễn hoặc tái diễn nếu thuế bị loại bỏ hoặc thay đổi hay không, hoặc (iii) cả hai.
Thuế chống trợ cấp có thể vẫn được áp dụng trong khi chờ kết quả của các rà soát này.
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI
Các tin khác
- Có những biện pháp PVTM nào ở Ấn Độ? (21/12/2022)
- Việc điều tra và áp dụng biện pháp PVTM tại Ấn Độ được quy định ở đâu? (21/12/2022)
- Điều kiện áp dụng biện pháp PVTM ở Ấn Độ là gì? (21/12/2022)
- Một vụ việc PVTM ở Ấn Độ bao gồm những bước cơ bản nào? (21/12/2022)
- Vụ kiện PVTM ở Ấn Độ có thể do Cơ quan Nhà nước tự khởi xướng không? (21/12/2022)