Hỏi đáp về PVTM ở Hoa Kỳ

Trong vòng 20 ngày (có thể được gia hạn), DOC sẽ tiến hành xem xét các vấn đề ban đầu của đơn kiện để quyết định có chấp nhận đơn kiện và khởi xướng điều tra chống bán phá giá hay không.

Một số ý kiến cho rằng để tránh các Đơn kiện, doanh nghiệp nên tiếp cận với DOC ngay từ khi Dự thảo Đơn kiện được đệ trình và tác động hoặc thuyết phục cơ quan này không khởi xướng điều tra.

Về nguyên tắc trong vòng 20 ngày kể từ ngày có Đơn kiện chính thức, các bị đơn và các bên liên quan có thể thuyết phục DOC không chấp nhận đơn kiện và từ chối khởi xướng điều tra:

Về lý thuyết, theo quy định trong WTO (mà Hoa Kỳ phải tuân thủ), trong một vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp mỗi nhà xuất khẩu đều được quyền yêu cầu DOC điều tra, tính toán một mức thuế chống bán phá giá riêng cho mình.

Điều tra sơ bộ trong vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp ở Hoa Kỳ bao gồm 02 hoạt động riêng rẽ:

Do trong các vụ việc điều tra có nhiều nhà sản xuất xuất khẩu, DOC chỉ giới hạn việc điều tra ở một số bị đơn (gọi là bị đơn bắt buộc) nên sẽ có nhiều bị đơn khác có liên quan (có sản xuất xuất khẩu sản phẩm thuộc diện bị kiện sang Hoa Kỳ) nhưng không được điều tra. Những bị đơn này được gọi chung là “bị đơn không bắt buộc”.

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Đơn kiện được nộp, Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) sẽ phải ra kết luận sơ bộ về thiệt hại mà ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ phải chịu từ việc nhập khẩu mặt hàng bị kiện. Thời hạn 45 ngày này là cố định, không có gia hạn.

Quá trình điều tra sơ bộ của ITC được thực hiện ngay sau khi có Đơn kiện. Cụ thể, ngay sau khi có Đơn kiện (thậm chí trước khi thông báo lịch điều tra chính thức trên Công báo), ITC sẽ thành lập một Tổ điều tra cho vụ việc, thường có 5 người (bao gồm 01 điều tra viên, 01 nhà phân tích kinh tế, 01 kế toán, 01 nhà phân tích ngành sản xuất, và 01 luật sư). Tổ điều tra này sẽ tập hợp thông tin, dữ liệu cùng các phân tích liên quan để trình các Ủy viên của ITC quyết định.

1 2 3 4 5 6 7 8 9