Những sản phẩm có thay đổi hoặc phát triển hơn so với sản phẩm là đối tượng chịu thuế chống bán phá giá có phải chịu thuế này không?
21/12/2022 04:04
Nếu sau khi có quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá, nhà sản xuất hoặc xuất khẩu thực hiện một số thay đổi đối với sản phẩm (minor alterations of merchandise) khiến sản phẩm không còn mang đầy đủ những đặc điểm vật lý của sản phẩm được miêu tả trong lệnh áp đặt thuế chống bán phá giá, DOC sẽ tiến hành điều tra xác định phạm vi đối với những trường hợp này. Nếu DOC kết luận những thay đổi nói trên không đáng kể thì những sản phẩm này cũng phải chịu thuế chống bán phá giá.
Nếu sản phẩm mới được phát triển từ sản phẩm là đối tượng chịu thuế chống bán phá giá (later-developed merchandise) thì DOC cũng sẽ tiến hành điều tra xác định phạm vi và sản phẩm này cũng có thể bị DOC kết luận là đối tượng phải chịu thuế nếu:
- sản phẩm "mới" này cũng có những đặc tính vật lý chung tương tự như sản phẩm chịu thuế; và
- mong đợi của người mua cuối cùng đối với sản phẩm "mới" cũng giống như mong đợi của họ đối với sản phẩm chịu thuế; và
- mục đích sử dụng của hai loại sản phẩm này là giống nhau; và
- sản phẩm "mới" được bán cùng các kênh thương mại với sản phẩm chịu thuế; và
- sản phẩm "mới" được quảng cáo và bày bán theo cùng cách thức với sản phẩm chịu thuế.
Với các tính chất nói trên, sản phẩm "mới" có thể bị kết luận thuộc phạm vi áp dụng của quyết định đánh thuế chống bán phá giá ngay cả khi sản phẩm này không cùng dòng thuế với sản phẩm bị điều tra.
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI
Các tin khác
- Thuế chống bán phá giá được qui định tại những văn bản nào trong pháp luật Hoa Kỳ? (24/12/2022)
- Biện pháp phòng vệ thương mại ở Hoa Kỳ là gì? (24/12/2022)
- Tính chất của các biện pháp phòng vệ thương mại Hoa Kỳ? (24/12/2022)
- Pháp luật và thực tiễn phòng vệ thương mại Hoa Kỳ bảo vệ ai? (24/12/2022)
- Ai có quyền yêu cầu điều tra chống bán phá giá? (24/12/2022)