Pháp luật và thực tiễn phòng vệ thương mại Hoa Kỳ bảo vệ ai?

24/12/2022 01:58 - 17 lượt xem

Mục tiêu chính của các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ là hạn chế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu nước ngoài trên thị trường Hoa Kỳ (ở các mức độ khác nhau tùy thuộc từng biện pháp) nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Trong quá khứ, phần lớn các quy định, pháp luật về các biện pháp này ở Hoa Kỳ đều được ít nhiều chắp bút bởi các ngành sản xuất nội địa (đối tượng được hưởng lợi nếu các biện pháp này được áp dụng). Trên thực tế nhiều công ty (đặc biệt là các công ty lớn) có chiến lược phát triển bằng cách dựa vào việc sử dụng các biện pháp này.

 

Doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu ở các nước khác khi vướng phải các vụ điều tra phòng vệ ở Hoa Kỳ đều phàn nàn rằng các biện pháp này là không công bằng và đi ngược lại lý tưởng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Thực tế, như đã nói, mục tiêu của các biện pháp này chính là hạn chế cạnh tranh (trên thực tế, Hoa Kỳ và nhiều nước thành viên WTO đã lạm dụng biện pháp này như là một công cụ bảo hộ sản xuất nội địa chống lại cạnh tranh từ nước ngoài), vì vậy hệ quả này là có thể dự kiến trước được. Cần lưu ý rằng Hoa Kỳ chỉ áp dụng nó để hạn chế cạnh tranh của nhà xuất khẩu nước ngoài; còn ở trong nước (cạnh tranh giữa các nhà sản xuất nội địa) thì Hoa Kỳ lại theo quan điểm bảo vệ cạnh tranh.

 

Tuy nhiên, việc “bảo hộ” này của Hoa Kỳ không phải là tùy ý. Hoa Kỳ phải tuân thủ các nguyên tắc bắt buộc về nội dung và thủ tục quy định tại các Hiệp định liên quan của WTO và đây là “cọc bám” có ý nghĩa cho các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài khi bị vướng phải các vụ kiện ở nước này.

 

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI

Quảng cáo sản phẩm