Tính chất của các biện pháp phòng vệ thương mại Hoa Kỳ?

24/12/2022 01:59 - 54 lượt xem

Các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp về nguyên tắc được sử dụng để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh (bán phá giá, bán hàng được trợ cấp) của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài khi nhập khẩu hàng vào Hoa Kỳ.

 

Trường hợp của biện pháp tự vệ thì các hoạt động cạnh tranh của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan vẫn hoàn toàn “lành mạnh” tuy nhiên lại gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ.

 

Do có sự khác biệt cơ bản về tính chất mặc dù các thủ tục và điều kiện điều tra gần tương tự nhau, hệ quả của  nhóm các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp không giống với trường hợp của biện pháp tự vệ. Cụ thể, trong khi biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp là “biện pháp trừng phạt” một chiều đối với nhà xuất khẩu có hành vi thương mại không công bằng (chủ yếu thông qua việc bị áp dụng các mức thuế bổ sung khi nhập khẩu mặt hàng liên quan vào Hoa Kỳ) mà Hoa Kỳ có thể thực hiện mà không mất gì thì biện pháp tự vệ lại không phải biện pháp “miễn phí” như vậy: việc xuất khẩu vào Hoa Kỳ của nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài bị hạn chế (bằng các biện pháp như cấm nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch, thuế bổ sung… đối với sản phẩm liên quan) nhưng Hoa Kỳ cũng phải bồi thường cho nước xuất khẩu (bằng cách giảm thuế cho các mặt hàng khác với trị giá thương mại tương tự).

 

Ngoài ra, khác biệt về tính chất này cũng tạo ra những khác nhau trong điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ so với điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp (ví dụ thiệt hại phải là nghiêm trọng, việc áp dụng biện pháp tự vệ phải chịu nhiều hạn chế về thời gian và mức độ…).

 

Bảng: So sánh các biện pháp phòng vệ thương mại Hoa Kỳ

 

Yếu tố

Chống bán phá giá

Chống trợ cấp

Tự vệ

Điều kiện áp dụng

- Có hành vi nhập khẩu bán phá giá;

- Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại  đáng kể (đối với ngành sản xuất nội địa)

- Mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại

- Có hiện tượng hàng nhập khẩu được trợ cấp;

- Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể (đối với ngành sản xuất nội địa)

- Mối quan hệ nhân quả giữa việc trợ cấp và thiệt hại

- Có hiện tượng hàng nhập khẩu ồ ạt, tăng đột biến về số lượng

- Có thiệt hại nghiêm trọng (đối với ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ sản xuất mặt hàng tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp)

- Mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu ồ ạt và thiệt hại

Thủ tục điều tra

Điều tra sơ bộ và cuối cùng tối đa 280-420 ngày

Điều tra sơ bộ và cuối cùng tối đa 205-270 ngày

 

Biện pháp cụ thể

Thuế chống bán phá giá

Cam kết giá (ít)

Thuế chống trợ cấp (thuế đối kháng)

Cam kết giá (ít)

Hạn ngạch thuế quan

Tăng thuế nhập khẩu

Cấp phép nhập khẩu…

Bồi thường do áp dụng biện pháp phòng vệ

Không

Không

Thời gian áp dụng biện pháp

5 năm

Có thể gia hạn không hạn chế số lần (theo kết quả rà soát cuối kỳ)

5 năm

Có thể gia hạn không giới hạn số lần (theo kết quả rà soát cuối kỳ)

4 năm

Có thể gia hạn 1 lần không quá 2 năm

Có các yêu cầu bắt buộc về rút ngắn thời gian áp dụng

 

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI

Quảng cáo sản phẩm