Chống Bán Phá Giá

Nước tương tự Nước thay thế (Analogue country)/(Surrogate country)
Nước tương tự Nước thay thế (Analogue country)/(Surrogate country)

28/09/2009

Nước tương tự theo cách dùng của EU hay Nước thay thế theo cách dùng của Mỹ là nước thứ ba có nền kinh tế thị trường được dùng để xác định giá thông thường của sản phẩm điều tra trong các vụ kiện mà nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường (non-economic market). Trong các trường hợp này, biên độ bán phá giá sẽ được tính trên cơ sở so sánh giữa giá xuất khẩu của sản phẩm với giá thông thường tính theo giá trị tại nước thứ ba thay thế.
Thời hạn điều tra (Time-limit for investigation)
Thời hạn điều tra (Time-limit for investigation)

09/12/2008

Thời hạn điều tra là khoảng thời gian mà việc điều tra chống bán phá giá phải được kết thúc trước khi hết khoảng thời gian đó. Thông thường thời hạn điều tra chống bán phá giá là 12 tháng và trong mọi trường hợp không được kéo dài quá 18 tháng.
Bảng câu hỏi/Bảng hỏi (Questionnaire)
Bảng câu hỏi/Bảng hỏi (Questionnaire)

24/09/2008

Bảng câu hỏi là một mẫu bao gồm các câu hỏi chi tiết về tình hình sản xuất, bán hàng, về các loại chi phí, về thiệt hại…để các bên liên quan trả lời và gửi về cơ quan điều tra.
Bên liên quan (Concerned Party/Interested party)
Bên liên quan (Concerned Party/Interested party)

24/09/2008

Trong vụ việc chống bán phá giá, các bên liên quan là chủ thể có quyền và lợi ích trực tiếp đến vụ việc, được tham gia vào các quá trình điều tra và có các quyền và nghĩa vụ tố tụng tương ứng.
Biên độ phá giá/Biên phá giá (Dumping Margin)
Biên độ phá giá/Biên phá giá (Dumping Margin)

24/09/2008

Biên độ phá giá là mức độ chênh lệch giữa giá thông thường và giá xuất khẩu (tính trên giá xuất khẩu), theo công thức “Biên độ phá giá = (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu”. Giá thông thường càng cao hơn giá xuất khẩu thì biên độ phá giá càng lớn.
Biên độ phá giá tối thiểu (De minimis Dumping Margin)
Biên độ phá giá tối thiểu (De minimis Dumping Margin)

24/09/2008

Biên độ phá giá tối thiểu là biên độ phá giá dưới 2%. Biên độ phá giá bị xem xét trong các vụ việc chống bán phá giá phải từ 2% trở lên. Do đó, trong trường hợp có kết luận biên độ phá giá là tối thiểu thì việc điều tra sẽ được đình chỉ đối với trường hợp này.
Biện pháp chống bán phá giá (Antidumping Measures)
Biện pháp chống bán phá giá (Antidumping Measures)

24/09/2008

Biện pháp chống bán phá giá là tất cả các biện pháp mà nước nhập khẩu có thể sử dụng để chống lại hiện tượng bán phá giá của hàng nhập khẩu (sau khi có kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể). Trong đa số các trường hợp, biện pháp chống bán phá giá là áp đặt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu (thuế phần trăm giá trị sản phẩm hoặc thuế cố định trên đơn vị sản phẩm).
Biện pháp tạm thời (Provisional Measures)
Biện pháp tạm thời (Provisional Measures)

24/09/2008

Biện pháp tạm thời là biện pháp chống bán phá giá áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện bị điều tra trước khi có kết luận cuối cùng về vụ việc. Biện pháp này thường được thực hiện khi vụ điều tra có kết luận sơ bộ cho rằng có việc bán phá giá gây thiệt hại.
1 2 3 4 5 6